Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để tăng cường sự hiện diện của mình dọc biên giới Nga.
Tuyên bố trên được Đại diện thường trực Nga tại NATO Alexander Grushko đưa ra ngày 5/9 trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình “Russia 24.”
Theo Đại sứ Grushko, cuộc khủng hoảng Ukraine đang được NATO lợi dụng không chỉ để tăng cường quan hệ với Kiev, mà còn thực hiện tham vọng tiến gần hơn tới biên giới nước Nga.
Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh quyết định của NATO duy trì sự hiện diện thường trực tại Biển Đen và Biển Baltic là hành động làm gia tăng căng thẳng.
Ngoài ra, ông Grushko cũng nêu rõ kế hoạch tập trận của NATO tại Ukraine trước cuối năm 2014 là “trò chơi nguy hiểm” và sự khiêu khích, được xem là hành động cổ xúy, một tín hiệu để chính quyền Kiev giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp quân sự.
Đại sứ Grushko khẳng định Matxcơva sẵn sàng hợp tác với NATO nếu liên minh này tính tới lợi ích quốc gia của Nga. Tuy nhiên, NATO đã từ chối hợp tác với Nga trong vấn đề Afghanistan, đấu tranh chống khủng bố, chống cướp biển.
Theo nhà ngoại giao Nga, NATO đang làm suy yếu vị thế của mình bằng tham vọng mang tính toàn cầu, bởi vì bản thân NATO sẽ không tự mình giải quyết được những vấn đề trên, hơn nữa, việc áp dụng những “công cụ NATO” sẽ chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi đó, cùng ngày, trả lời báo giới về kết quả Hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố tổ chức này không thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào Nga.
Theo ông Rasmussen, NATO vẫn tuân thủ Hiệp ước Lisbon (được ký vào tháng 11/2010), theo đó, các nhà lãnh đạo NATO đã cam kết hệ thống phòng thủ tên lửa của liên minh này sẽ không nhằm vào Nga.
Liên quan kế hoạch của NATO tập trận ở Ukraine, trong một tuyên bố đưa ra sau khi chính quyền Kiev và lực lượng đòi liên bang hóa nhất trí về một lệnh ngừng bắn, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các cuộc tập trận của NATO, dự kiến diễn ra từ ngày 16-26/9, sẽ khiến "căng thẳng gia tăng, đe dọa quá trình mang tính thăm dò hiện nay trong tiến trình hòa bình ở Ukraine, góp phần làm trầm trọng thêm chia rẽ trong xã hội Ukraine".
Theo Vietnam+
Tuyên bố trên được Đại diện thường trực Nga tại NATO Alexander Grushko đưa ra ngày 5/9 trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình “Russia 24.”
Theo Đại sứ Grushko, cuộc khủng hoảng Ukraine đang được NATO lợi dụng không chỉ để tăng cường quan hệ với Kiev, mà còn thực hiện tham vọng tiến gần hơn tới biên giới nước Nga.
Binh sỹ Ukraine gác tại vùng Kharkiv, cách biên giới Nga khoảng 4km - Ảnh: TTXVN |
Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh quyết định của NATO duy trì sự hiện diện thường trực tại Biển Đen và Biển Baltic là hành động làm gia tăng căng thẳng.
Ngoài ra, ông Grushko cũng nêu rõ kế hoạch tập trận của NATO tại Ukraine trước cuối năm 2014 là “trò chơi nguy hiểm” và sự khiêu khích, được xem là hành động cổ xúy, một tín hiệu để chính quyền Kiev giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp quân sự.
Đại sứ Grushko khẳng định Matxcơva sẵn sàng hợp tác với NATO nếu liên minh này tính tới lợi ích quốc gia của Nga. Tuy nhiên, NATO đã từ chối hợp tác với Nga trong vấn đề Afghanistan, đấu tranh chống khủng bố, chống cướp biển.
Theo nhà ngoại giao Nga, NATO đang làm suy yếu vị thế của mình bằng tham vọng mang tính toàn cầu, bởi vì bản thân NATO sẽ không tự mình giải quyết được những vấn đề trên, hơn nữa, việc áp dụng những “công cụ NATO” sẽ chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi đó, cùng ngày, trả lời báo giới về kết quả Hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố tổ chức này không thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào Nga.
Theo ông Rasmussen, NATO vẫn tuân thủ Hiệp ước Lisbon (được ký vào tháng 11/2010), theo đó, các nhà lãnh đạo NATO đã cam kết hệ thống phòng thủ tên lửa của liên minh này sẽ không nhằm vào Nga.
Liên quan kế hoạch của NATO tập trận ở Ukraine, trong một tuyên bố đưa ra sau khi chính quyền Kiev và lực lượng đòi liên bang hóa nhất trí về một lệnh ngừng bắn, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các cuộc tập trận của NATO, dự kiến diễn ra từ ngày 16-26/9, sẽ khiến "căng thẳng gia tăng, đe dọa quá trình mang tính thăm dò hiện nay trong tiến trình hòa bình ở Ukraine, góp phần làm trầm trọng thêm chia rẽ trong xã hội Ukraine".
Theo Vietnam+
Bình luận