Theo dự án "Dragonfly" mà NASA vừa công bố, thiết bị do thám tối tân này sẽ được thả xuống hàng trăm địa điểm khác nhau trên mặt trăng Titan của Sao Thổ, lấy các mẫu thuộc về bề mặt và khí quyển bằng một dụng cụ khoa học.
Hoạt động này nhằm đánh giá các biểu hiện của sự sống, các dấu hiệu tiến hóa, dấu vết của nước…
Ông Peter Bedini, Giám đốc dự án Dragonfly, cho biết khả năng bay của chuồn chuồn máy sẽ giúp nó vượt qua các chướng ngại địa chất dễ dàng hơn các thiết bị trước đó.
Mặt trăng Titan của Sao Thổ với một đại dương khí hydrocarbon khổng lồ sẽ là mục tiêu tiếp theo của NASA trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài trái đất. Bởi lẽ, ngoài trái đất, Titan là tinh cầu duy nhất trong hệ mặt trời sở hữu các đại dương và hồ dạng lỏng.
Mặc dù đại dương của Titan là khí chứ không phải nước nhưng các nhà khoa học đã phát hiện mặt trăng này được bao phủ bởi các chất hữu cơ đa dạng và đang trải qua các quá trình hóa học tương tự như trên trái đất ngày xưa, trước khi sự sống bắt đầu đầu.
Những bằng chứng mới hồi đầu năm cũng cho thấy Titan chứa các phân tử đặc biệt có thể tạo thành tế bào và cho phép sinh vật sống sót ở nhiệt độ -179 độ C.
Video: NASA hiện thực hóa giấc mơ 'chạm tới Mặt Trời' sau 60 năm
Đây là lần thứ hai NASA tiếp cận Titan. Năm 2004, tàu thăm dò Huygens của NASA đã đến mặt trăng bí ẩn này nhưng nó không được trang bị để tìm kiếm sự sống.
Kế hoạch mới này sẽ được khởi động vào năm 2020. Dự kiến đến năm 2025, chuồn chuồn máy sẽ bắt đầu nhiệm vụ và đến năm 2034 sẽ tiếp cận được mặt trăng Titan.
Bình luận