(VTC News) - Cơ quan Hàng không vũ trụ NASA đang phát triển loại tàu vũ trụ giống hình đĩa bay với hy vọng giúp phi hành gia đặt chân xuống sao Hỏa.
Theo NASA, không giống như Trái Đất, Sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng hơn rất nhiều vì vậy phi hành gia phải sử dụng dù hay lá chắn nhiệt. Tuy nhiên, NASA đã phát minh ra thiết bị giải quyết vấn đề này.
Đĩa bay của NASA được thiết kế với sứ mệnh giúp con người đặt chân lên sao Hỏa |
Ngày 31/3, cơ quan này đã công bố phát minh mang tính đột phá có tên thiết bị giảm tốc siêu âm tỷ trọng thấp (LDSD), thực chất là sự kết hợp giữa khinh khí cầu và đĩa bay.
‘Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên Sao Hỏa, đĩa bay LDSD sẽ thử nghiệm công nghệ mới giúp chịu được trọng tải lớn, để có thể phi hành gia có thể tiếp đất an toàn trên bề mặt sao Hỏa dù phải chịu tác động của bầu khí quyển'.
‘Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên Sao Hỏa, đĩa bay LDSD sẽ thử nghiệm công nghệ mới giúp chịu được trọng tải lớn, để có thể phi hành gia có thể tiếp đất an toàn trên bề mặt sao Hỏa dù phải chịu tác động của bầu khí quyển'.
Video: NASA thử nghiệm đĩa bay LDSD
quocte/2015/04/02/Video-a-bay-LDSD-1427962065.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
'Bên cạnh đó, công nghệ mới cũng cho phép LDSD tiếp cận gần hơn mặt đất, cũng như giúp nó hạ cánh an toàn dù ở bất kỳ độ cao nào’, theo các chuyên gia NASA.
Với chiều rộng khoảng 4,6m và trọng lượng 3.200kg, chiếc đĩa bay LDSD hoàn toàn có thể chịu được tác động của khí quyển trên sao Hỏa.
Dự kiến vào tháng 6 tới, một tên lửa của Hải quân Mỹ trên đảo Kauai, Hawaii sẽ đưa đĩa bay này lên sao Hỏa.
Với chiều rộng khoảng 4,6m và trọng lượng 3.200kg, chiếc đĩa bay LDSD hoàn toàn có thể chịu được tác động của khí quyển trên sao Hỏa.
Dự kiến vào tháng 6 tới, một tên lửa của Hải quân Mỹ trên đảo Kauai, Hawaii sẽ đưa đĩa bay này lên sao Hỏa.
Minh Lý(Theo Sputniknews)
Bình luận