Sự hiện diện của các núi băng và cánh đồng băng là hình ảnh dễ thấy trong các bức ảnh chụp sao Diêm vương rõ nét nhất từ trước đến nay, được gửi về từ tàu vũ trụ của NASA.
Trong bức ảnh có độ phân giải cao được chụp từ phi thuyền New Horizons của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), các lớp vỏ dày khối băng dường như ép chặt lấy nhau ở khu vực dãy núi al-Idrisi, CNN đưa tin ngày 5/12. Dãy núi này bao quanh cánh đồng băng khổng lồ Sputnik Planum. |
Bề mặt bên trong miệng núi lửa trên sao Diêm vương. Trong nghiên cứu địa chất học, các tầng của một bề mặt mang ý nghĩa quan trọng liên quan đến sự cấu thành hoặc sự kiện địa chất. Hầu hết các miệng hố được quan sát ở đây nằm trong vùng trũng Burney, rộng 250 km. Khu vực này được đặt theo tên cô bé Venetia Burney, người đầu tiên đề xuất tên gọi cho Diêm vương tinh. |
Bức ảnh này cho thấy hiện tượng xói mòn và đứt gãy đã tạo nên bề mặt gồ ghề trên phần vỏ băng giá ở bề mặt sao Diêm vương. Vách núi nhô lên gần 2 m ở phía trên là một phần của hệ thống hẻm núi lớn trải dài hàng trăm km trên bán cầu bắc. |
Charon, vệ tinh lớn nhất của sao Diêm vương, được chụp từ phi thuyền New Horizons của NASA. Charon có đường kính 1.214 km. |
Sự khác biệt giữa sao Diêm vương (thấp hơn, bên phải) và vệ tinh Charon. Màu sắc và độ sáng của chúng đã được xử lý để dễ so sánh các đặc điểm trên bề mặt và cho thấy điểm tương đồng về địa hình màu đỏ ở vùng cực của vệ tinh và địa hình ở vùng xích đạo của sao Diêm vương. |
Kết cấu trên bề mặt sao Diêm vương, bao gồm cái mà NASA gọi là những dãy núi có kết cấu tròn và kỳ lạ. Chúng còn có tên gọi không chính thức là Tartarus Dorsa. Hình ảnh thấy khoảng 530 km địa hình sao Diêm vương, được chụp ngày 14/7. |
Bề mặt sao Diêm vương được chụp khoảng 15 phút sau khi tàu vũ trụ của NASA tiếp cận hôm 14/7.Vì hướng về phía Mặt Trời, nên các camera trên tàu đã chụp lại được hình ảnh các lớp khói mù trong bầu khí quyển. |
Cảnh quan bề mặt băng đá và núi trên sao Diêm vương được chụp từ khoảng cách 17.700 km. |
Cánh đồng băng rộng lớn Sputnik Planum. |
Tàu New Horizons của NASA đến điểm gần nhất cách sao Diêm Vương khoảng 12.500km hôm 14/7, trở thành con tàu vũ trụ đầu tiên bay ngang qua hành tinh băng đá này. Trong ảnh là vệ tinh Charon, điểm đến khác của phi thuyền trong hành trình lịch sử. |
Nguồn: Zing
Bình luận