Sự cố gây ra những gián đoạn đáng ngạc nhiên cho hành trình bay vòng quanh Mặt Trăng của con tàu.
Theo một bài đăng trên blog chính thức của NASA, hoạt động kết nối dữ liệu giữa Orion và Cơ quan Kiểm soát nhiệm vụ của NASA tại Trung tâm Vũ trụ Johnson đã tạm ngưng trong 47 phút, bắt đầu từ 1h09 đến 1h56 sáng 23/11.
Sự cố xảy ra khi nhóm chuyên gia đang xem xét đường kết nối liên lạc giữa con tàu và Mạng không gian sâu - một hệ thống ăngten trong không gian, hỗ trợ kết nối con tàu với trung tâm mặt đất.
Orion đang trong ngày thứ 8 của hành trình dài 25,5 ngày tới Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất.
Con tàu trong nhiệm vụ mang tên Artemis 1 thực hiện thành công chuyến bay ngang qua Mặt Trăng vào ngày 21/11. Khi đó NASA tạm thời mất liên lạc với Orion trong 34 phút, do con tàu di chuyển ra phía sau Mặt Trăng.
Chuyến bay hôm 21/11 là lần tiếp cận Mặt Trăng gần nhất của Orion. Con tàu đang trên đường đến quỹ đạo lùi xa và lần khởi động động cơ tiếp theo của nó theo lịch trình là ngày 25/11, vào lúc 4h52 chiều theo giờ Mỹ.
NASA vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự cố gián đoạn liên lạc. Nhóm thực hiện nhiệm vụ đang kiểm tra dữ liệu từ trước và sau khi xảy ra sự cố để tìm hiểu xem lỗi nằm ở đâu.
“Quá trình cấu hình lại đã được thực hiện thành công vài lần trong mấy ngày qua”, NASA viết trên blog và điều này khiến cho sự cố trở nên hơi khó chịu.
Việc sự cố đã được giải quyết xong ở phía trung tâm điều khiển dưới mặt đất, nhưng lỗi vẫn tồn tại có nghĩa tàu Orion đã không thể khắc phục được sự cố.
Dữ liệu được Orion ghi lại, trước khi xảy ra lỗi mất liên lạc, cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng.
Về cơ bản, Orion vẫn đang hoạt động tốt và nhóm thực hiện nhiệm vụ không tin sẽ xảy ra thêm sự cố tương tự.
Trong 8 ngày qua, NASA khắc phục hơn một chục sự cố bất thường với Orion, nhưng không có gì quá nghiêm trọng.
Được biết nhiệm vụ Artemis 1 cũng không xuôn xẻ ngay từ khi con tàu còn ở dưới Trái đất. NASA đã lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, sau đó phải hoãn và tổ chức lại tới 4 lần.
Hai lần đầu tàu Orion không thể được phóng vào vũ trụ vì các vấn đề kỹ thuật, bao gồm rò rỉ khí hydro và cảm biến nhiệt độ tại một trong các động cơ của tên lửa đẩy SLS bị nghi có lỗi.
Lần phóng thứ ba đã bị hủy bỏ khi cơn bão Ian đổ bộ vào Florida vào cuối tháng 9, buộc NASA phải di chuyển tên lửa trở lại nhà chứa an toàn.
Phải tới lần thứ 4, Orion mới được phóng lên thành công, dù tên lửa đẩy được phát hiện có rò rỉ tại đường dẫn nhiên liệu hydro và kết nối Internet bị lỗi đã ảnh hưởng tới hệ thống radar quan trọng.
Nếu phần còn lại của hành trình không xảy ra thêm sự cố nào nữa, tàu Orion sẽ phải đối mặt với thử thách lớn nhất: quay lại bầu khí quyển Trái Đất thành công.
Khi trở về, Orion sẽ có tốc độ nhanh hơn bất kỳ phương tiện đi vào vũ trụ nào từng được con người chế tạo.
Nó sẽ nóng tới 2.800 độ C khi đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn gấp 32 lần tốc độ âm thanh. Nhiệt độ này khiến lá chắn nhiệt của con tàu được thử thách.
Ngoài việc bảo vệ tàu, lá chắn nhiệt còn giống như một chiếc phanh hãm sẽ dùng lực cản của không khí để giảm tốc của con tàu.
Cuối cùng, một hệ thống dù đặc biệt sẽ giúp Orion giảm tốc độ di chuyển xuống còn 32,2 km/h. Tàu sẽ hạ cánh xuống Thái Bình Dương và sẵn sàng để được thu hồi.
Nhiệm vụ ban đầu thành công sẽ mở đường cho Artemis 2. Nhiệm vụ này giống hệt Artemis 1, chỉ khác là nó sẽ mang theo phi hành gia, thay vì hình nộm như trong nhiệm vụ đầu tiên.
Nhiệm vụ Artemis 2 dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2024.
NASA muốn xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt Trăng có tên là Gateway và duy trì sự hiện diện lâu dài ở đây để có được cái nhìn toàn diện về cách thức tồn tại trong các sứ mệnh không gian dài ngày, trước khi thực hiện nhiệm vụ đưa con người lên Sao Hỏa vào năm 2030.
Bình luận