(VTC News) - Các nhà khoa học tại cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố giả thuyết rằng đã từng có một hồ lớn chứa rất nhiều nước trên sao Hỏa.
Hôm 9/12, NASA đã công bố những phát hiện khoa học mới về sự tồn tại của một hồ nước đã tồn tại hàng triệu năm – có đủ khả năng để sự sống được hình thành trên sao Hỏa.
Kể từ khi họ hạ cánh thành công các cỗ xe Rover thám hiểm trên sao Hỏa hơn 2 năm trước đây, các chuyên gia xác định rằng: “Đáy của miệng núi lửa đã có các điều kiện sống và môi trường đủ để hình thành sự sống của vi sinh vật”, người dẫn đầu trong hành trình thăm dò sao Hỏa, Michael Meyer, phát biểu.
Hiện nay nhóm khoa học chưa thể biết chính xác điều kiện sống có thể kéo dài bao lâu. Các phát hiện chi tiết về các lớp trầm tích ở chân núi Sharp chứng tỏ rằng miệng núi lửa khồng lồ Gale có đường kính trên 96 dặm (khoảng 160km) đã từng là một hồ nước lớn.
Bằng cách sử dụng máy ảnh của xe thám hiểm Curiosity và thiết bị quan sát trên tàu vũ trụ, nhóm các nhà khoa học có thể phân tích được kích thước, chủng loại, sự liên kết của các lớp trầm tích ở miệng núi lửa có nhiều điểm tương đồng quá trình hình thành của các hồ trên trái đất.
Bước đầu của những phát hiện này, các lớp trầm tích như vậy là sự kết hợp của các yếu tố như nước chảy, gió, phù sa là những gì hình thành nên ngọn núi Sharp cao gần 5000m. “Bonus Science” (phần quà cho khoa học) là cụm từ mà nhà khoa học Meyer gọi đùa về sự phát hiện này.
>> Video: Cựu nhân viên NASA nói nhìn thấy người trên sao Hỏa
Hôm 9/12, NASA đã công bố những phát hiện khoa học mới về sự tồn tại của một hồ nước đã tồn tại hàng triệu năm – có đủ khả năng để sự sống được hình thành trên sao Hỏa.
Đồ họa của NASA mô tả hồ nước từng tồn tại trên Sao Hỏa |
Hiện nay nhóm khoa học chưa thể biết chính xác điều kiện sống có thể kéo dài bao lâu. Các phát hiện chi tiết về các lớp trầm tích ở chân núi Sharp chứng tỏ rằng miệng núi lửa khồng lồ Gale có đường kính trên 96 dặm (khoảng 160km) đã từng là một hồ nước lớn.
Bằng cách sử dụng máy ảnh của xe thám hiểm Curiosity và thiết bị quan sát trên tàu vũ trụ, nhóm các nhà khoa học có thể phân tích được kích thước, chủng loại, sự liên kết của các lớp trầm tích ở miệng núi lửa có nhiều điểm tương đồng quá trình hình thành của các hồ trên trái đất.
Mô phỏng hình ảnh bề mặt núi lửa Gale, đường kính 160km |
>> Video: Cựu nhân viên NASA nói nhìn thấy người trên sao Hỏa
Mô phỏng thiết bị đổ bộ Viking trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA |
Nó có nghĩa là các ngọn núi khổng lồ tương tự không phải do kiến tạo địa chất của chính sao Hỏa tạo nên, mà nhiều khả năng do sự va chạm với một thiên thạch lớn từ hàng tỷ năm trước.
Có lẽ điều này cũng quan trọng như các bằng chứng về sự tồn tại nước và khí hậu trên sao Hỏa. Đối với một hành tinh đã từng chứa lượng lớn nước thế này hàng triệu năm trước thì hệ thống khí hậu cũng phải “phù hợp với sự tồn tại của nó”, theo nhà khoa học Ashwin Vasavada.
Đồ họa phân tích lớp trầm tích để tiến dần đến khẳng định về hồ nước trên đỉnh núi lửa Gale trên bề mặt Sao Hỏa |
Sau những phát hiện này, các bước tiếp theo cho xe thám hiểm là khoan một vài điểm trong vài tuần tới để phân tích kĩ hơn. Cho đến lúc đó, các xe thám hiểm Rover sẽ tiếp tục hành trình khám phá sao Hỏa và sẽ chụp hàng trăm bức ảnh để nghiên cứu.
» Thêm bằng chứng có sự sống trên sao Hỏa
» Phát hiện tảng đá giống Tổng thống Obama đến kinh ngạc trên Sao Hỏa
» Cựu nhân viên NASA: 'Tôi nhìn thấy người trên sao Hỏa'
An Trần
Bình luận