(VTC News) – “Chúng tôi nói đùa với nhau, sắp tới bệnh viện nhi phải thành lập khoa sản nếu nâng tuổi trẻ em lên 18 tuổi”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.
Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi).
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hải Chuyền trình bày về dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) có mở rộng khái niệm trẻ em cả về độ tuổi và phạm vi, cụ thể là Điều 1 Dự thảo Luật quy định “trẻ em là người dưới 18 tuổi”.
Bình luận về điều này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM tỏ ra e ngại và cho rằng khó khả thi khi quy định trẻ em được nâng lên từ 16 -18 tuổi.
“Các tập tục tảo hôn trên miền núi, khi chúng ta đi giám sát thấy rồi. Để thay đổi một tập tục không phải chỉ ngày một ngày hai, nếu xây dựng luật không có những lộ trình, những biện pháp để luật đi vào cuộc sống, xây luật để trang trí thì xây luật làm gì, đôi khi còn bị chế giễu”, bà Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, việc nâng độ tuổi trẻ em cũng ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc y tế. Hiện nay, nhiều nữ sinh 16, 17 tuổi, thậm chí nhỏ hơn đã mang thai.
“Chúng tôi nói đùa với nhau, sắp tới bệnh viện nhi phải thành lập khoa sản nếu nâng tuổi trẻ em lên 18 tuổi”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.
Bên cạnh đó, nhiều vụ trọng án có thủ phạm là người dưới 18 đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, pháp lý, cứ “vi phạm xong rồi lôi cái cớ là tôi chưa thành niên”. Trong đó, vụ án Lê Văn Luyện là một ví dụ và gây bức xúc trong xã hội.
Vì vậy, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng có thể học tập ở các nước trong việc quy định luật.
“Vị thành niên dưới 18, nhưng anh phạm tội trong giai đoạn tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi thì vẫn cần bỏ tù để đến đủ 18 tuổi mới xử. Việc xử vẫn đúng theo khung hình phạt đó, không có nương nhẹ gì cả”, bà Lan nêu quan điểm.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM ) Phó chánh án tòa án nhân dân TP.HCM cho rằng đang có một khoảng trống pháp lý với độ tuổi từ 16-18.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh cho biết trước đây quan hệ tình dục với người từ 16-18 tuổi là phạm tội giao cấu với người chưa thành niên nhưng nay thì không quy định trách nhiệm hình sự nữa. Nếu quy định đến 18 tuổi mới hết là trẻ em thì Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng cần quy định thống nhất với Bộ luật hình sự (sửa đổi).
Đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) bày tỏ phân vân khi nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18. "Nếu nâng tuổi lên, dứt khoát phải có chương riêng về nghĩa vụ trẻ em trên 16 tuổi, nếu không chỉ thấy quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm nhà nước đối với độ tuổi này. Còn bản thân các cháu đã hình thành về mặt thể chất, tương đối trưởng thành về năng lực, hành vi trí tuệ... cần phải thể hiện thêm trách nhiệm với gia đình, xã hội và với bản thân", đại biểu Hoàng kiến nghị.
Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi).
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hải Chuyền trình bày về dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) có mở rộng khái niệm trẻ em cả về độ tuổi và phạm vi, cụ thể là Điều 1 Dự thảo Luật quy định “trẻ em là người dưới 18 tuổi”.
Nữ đại biểu Phạm Khánh Phong Lan |
“Các tập tục tảo hôn trên miền núi, khi chúng ta đi giám sát thấy rồi. Để thay đổi một tập tục không phải chỉ ngày một ngày hai, nếu xây dựng luật không có những lộ trình, những biện pháp để luật đi vào cuộc sống, xây luật để trang trí thì xây luật làm gì, đôi khi còn bị chế giễu”, bà Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, việc nâng độ tuổi trẻ em cũng ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc y tế. Hiện nay, nhiều nữ sinh 16, 17 tuổi, thậm chí nhỏ hơn đã mang thai.
“Chúng tôi nói đùa với nhau, sắp tới bệnh viện nhi phải thành lập khoa sản nếu nâng tuổi trẻ em lên 18 tuổi”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.
Bên cạnh đó, nhiều vụ trọng án có thủ phạm là người dưới 18 đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, pháp lý, cứ “vi phạm xong rồi lôi cái cớ là tôi chưa thành niên”. Trong đó, vụ án Lê Văn Luyện là một ví dụ và gây bức xúc trong xã hội.
Vì vậy, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng có thể học tập ở các nước trong việc quy định luật.
“Vị thành niên dưới 18, nhưng anh phạm tội trong giai đoạn tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi thì vẫn cần bỏ tù để đến đủ 18 tuổi mới xử. Việc xử vẫn đúng theo khung hình phạt đó, không có nương nhẹ gì cả”, bà Lan nêu quan điểm.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM ) Phó chánh án tòa án nhân dân TP.HCM cho rằng đang có một khoảng trống pháp lý với độ tuổi từ 16-18.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh cho biết trước đây quan hệ tình dục với người từ 16-18 tuổi là phạm tội giao cấu với người chưa thành niên nhưng nay thì không quy định trách nhiệm hình sự nữa. Nếu quy định đến 18 tuổi mới hết là trẻ em thì Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng cần quy định thống nhất với Bộ luật hình sự (sửa đổi).
Đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) bày tỏ phân vân khi nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18. "Nếu nâng tuổi lên, dứt khoát phải có chương riêng về nghĩa vụ trẻ em trên 16 tuổi, nếu không chỉ thấy quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm nhà nước đối với độ tuổi này. Còn bản thân các cháu đã hình thành về mặt thể chất, tương đối trưởng thành về năng lực, hành vi trí tuệ... cần phải thể hiện thêm trách nhiệm với gia đình, xã hội và với bản thân", đại biểu Hoàng kiến nghị.
Bình luận