• Zalo

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt: Không chỉ còn là tham vọng

Bất động sảnThứ Ba, 02/07/2019 08:00:00 +07:00Google News

Ngành kinh doanh khách sạn mang tính sở hữu nhà nước tại những vị trí vàng chỉ vừa mới được thay đổi sang tư nhân từ giữa những năm 90s.

Sau hơn hai thập kỷ, từ những bước chân đầu tiên trong lĩnh vực này, đến nay, các doanh nghiệp tư nhân với tâm, sức và trí đang dần tô đậm uy tín thương hiệu Việt trên bản đồ du lịch thế giới.

Du lịch khách sạn (hospitality) Việt Nam vẫn được đánh giá là một ngành kinh doanh non trẻ và tiềm năng. Đi sau nhiều quốc gia hàng thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ, khi hoạt động khách sạn ở nước ngoài đã rất sôi nổi với phong cách chuyên nghiệp, bài bản thì Việt Nam vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để khẳng định mình.

Khoảng hơn ba thập kỷ trước, những dự án lớn được đặt ở vị trí đắc địa hầu hết đều thuộc sở hữu của Nhà nước như khách sạn công đoàn, khách sạn hữu nghị, nhà khách của các bộ, ngành…mà tư nhân gần như chưa có cửa bước chân vào đầu tư.

Thậm chí đến năm 1993, các nhà khách, nhà nghỉ của các bộ, ngành, đoàn thể và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải đáp ứng đủ điều kiện mới được cố thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch.

Từ con số 0 tròn trĩnh, bị xã hội gọi là “con phe”, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển và đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế sau khi đất nước mở cửa và hội nhập. Để rồi sự tham gia của tư nhân trong mảng du lịch khách sạn cũng dần được khắc hoạ rõ nét.

Bên cạnh việc mua lại các khách sạn của Nhà nước, họ còn tự xây dựng những dự án mới để đến đầu những năm 2000, Việt Nam bắt đầu có khách sạn hạng sang, cao cấp liên doanh với nước ngoài và được đưa vào hoạt động bài bản khi tìm đến hợp tác với các tập đoàn nước ngoài như Hilton, Accor, Melia... trong quản lý và vận hành.

Nhiều nhà đầu tư Việt dần gia nhập thị trường với tham vọng xây dựng những thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng tại các vị trí vàng. Đây có thể xem là một bước tiến mới của lĩnh vực này, khiến thị trường trở nên sôi động và không ngừng hình thành nên những tham vọng nâng tầm thương hiệu du lịch Việt.

1

 Nhiều nhà đầu tư Việt đã kết hợp cùng thương hiệu quản lý khách sạn nước ngoài để phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp

Hơn 20 năm trước, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam) là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị. Hai thập kỷ phát triển đã đưa PPC An Thịnh trở thành “lão làng” trong ngành bất động sản công nghiệp với những dự án tầm cỡ. Tiềm lực tài chính cộng với khát vọng nâng tầm du lịch Việt đã thôi thúc lãnh đạo PPC An Thịnh đưa ra quyết định đầu tư vào ngành khách sạn – nghỉ dưỡng. PPC An Thịnh với sự chuẩn bị chín muồi cho cả trí và lực, đã trở thành nhà đầu tư tiên phong xây nên khách sạn quốc tế đầu tiên ở quận Hà Đông và quyết tâm mài giũa tổ hợp khách sạn – condotel sang trọng hàng đầu thành phố Đà Nẵng trở thành viên ngọc biển Đông - nơi tinh hoa thế giới hội tụ.

Với quyết tâm phải làm tốt ngay từ đầu để có được những dự án “thật”, đẳng cấp, PPC An Thịnh ngay từ dự án đầu tiên đã quyết định đồng hành với những tên tuổi nổi tiếng thế giới từ khâu thiết kế, xây dựng đến vận hành.

Như dự án Wyndham Soleil Đà Nẵng, PPC An Thịnh đã hợp tác với tập đoàn Aedas nhằm thiết kế kiến trúc độc đáo tại Đà Nẵng, mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ hết sức to lớn cho cảnh quan thành phố. Chất lượng xây dựng cũng được đảm bảo với sự giám sát kĩ lưỡng từ đơn vị giám sát thi công của Pháp Artelia, và nội thất được nhập khẩu từ các thương hiệu hàng đầu thế giới.

2

Wyndham Soleil Đà Nẵng – Dự án nghỉ dưỡng bề thế của PPC An Thịnh 

Nhưng điều làm nên giá trị bền vững của một công trình lại là những giá trị phi vật chất, là dịch vụ, là con người, vì vậy PPC An Thịnh đã ký kết hợp đồng hợp tác vận hành quản lý cho cả hai dự án ở Hà Nội và Đà Nẵng với Wyndham Hotel Group – tập đoàn khách sạn có kinh nghiệm quản lý hơn 9,000 khách sạn ở 80 quốc gia trên thế giới, với mong muốn mang kiến thức, kinh nghiệm và trình độ quản lí mà họ đã đúc kết của ngành dịch vụ thế giới về Việt Nam.

Wyndham có các tiêu chuẩn cao về sản phẩm và dịch vụ, trong khi vẫn cân bằng giữa chi phí vận hành và lợi nhuận của chủ đầu tư. Với định hướng mở rộng và phát triển trên tất cả các châu lục, Wyndham xác định phải tìm được các đối tác và vị trí phù hợp khi xuất hiện tại một thị trường mới.

“Với cách PPC An Thịnh phát triển và con đường phát triển của Wyndham thì chúng tôi sẽ là đối tác thích hợp trong một dự án phù hợp. Vì thế kết quả là mọi thứ đều ăn nhập với nhau. Kể từ khi ký kết hợp tác cùng PPC An Thịnh, chúng tôi cũng ký kết 19 dự án khách sạn khác trong vòng 2 năm”, Đại diện Wyndham Việt Nam - Ông Dilip Madhok cho biết.

3.1 3

 Ông Dilip Madhok- Đại diện Wyndham Việt Nam chia sẻ cơ duyên hợp tác cùng PPC An Thịnh

Từ góc độ của một tập đoàn hàng đầu quốc tế, ông Dilip nhận thấy khá dễ dàng khi làm việc với chủ đầu tư người Việt bởi tư duy rất cởi mở và sẵn sàng lắng nghe tư vấn từ phía quản lý để có thể giải quyết mọi khúc mắc. Thậm chí, trong quá trình bàn bạc và trao đổi công việc, các chủ đầu tư như PPC An Thịnh còn có những yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn thế. Chuyên gia này cho rằng đây là một phẩm chất tuyệt vời mà một chủ đầu tư cần có nếu muốn tiến tới cung cấp những điều tốt nhất cho thị trường.

“Ước mơ của mọi công ty quản lý là có được những đối tác như vậy - những chủ đầu tư rất chú trọng vào chất lượng, điều này giúp bạn thực hiện được lời hứa cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng”, đại diện Wyndham khẳng định.

Thị trường khách sạn – nghỉ dưỡng Việt Nam đang ngày càng phát triển, kéo theo sự nhập cuộc của nhiều tập đoàn quản lý – vận hành khách sạn quốc tế. Sự có mặt của “người khổng lồ” Wyndham hứa hẹn mang lại sự sôi động hơn nữa cho thị trường này, tạo ra cuộc chạy đua về chất lượng quản trị - vận hành dịch vụ sôi động. Trong cuộc đua ấy, người hưởng lợi nhất chính chủ đầu tư Việt và khách hàng.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn