Nắng nóng như thiêu đốt, bệnh nhân xóm chạy thận có điều hoà cũng không dám dùng

Tin tứcThứ Năm, 27/07/2023 11:40:26 +07:00
(VTC News) -

Nhiều bệnh nhân xóm chạy thận cạnh Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chật vật chống chọi với nắng nóng, người có điều hòa không dám bật vì sợ tốn kém tiền điện.

Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt, nền nhiệt từ 37 đến 39 độ. Trong con ngõ 121 phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội), nơi được nhiều người gọi là "xóm chạy thận", các bệnh nhân oằn mình chống chọi với cái nóng.

Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt, nền nhiệt từ 37 đến 39 độ. Trong con ngõ 121 phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội), nơi được nhiều người gọi là "xóm chạy thận", các bệnh nhân oằn mình chống chọi với cái nóng.

"Xóm chạy thận" là nơi tá túc của 117 bệnh nhân chạy thận thường xuyên tại Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện gần đó. Họ đa số đều lớn tuổi, đến từ nhiều địa phương khác nhau. Họ chung hoàn cảnh nghèo khó, mắc căn bệnh suy thận, phải lọc máu hàng tuần để kéo dài sự sống. Một tuần mỗi người phải chạy thận 3 buổi. Mỗi phòng trọ ở đây rộng 6 - 10 m2 và 2 đến 3 người ở.

"Xóm chạy thận" là nơi tá túc của 117 bệnh nhân chạy thận thường xuyên tại Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện gần đó. Họ đa số đều lớn tuổi, đến từ nhiều địa phương khác nhau. Họ chung hoàn cảnh nghèo khó, mắc căn bệnh suy thận, phải lọc máu hàng tuần để kéo dài sự sống. Một tuần mỗi người phải chạy thận 3 buổi. Mỗi phòng trọ ở đây rộng 6 - 10 m2 và 2 đến 3 người ở.

Phòng trọ chật hẹp được lợp bằng tôn, vài chỗ hư hỏng che chắn bằng nhựa mica. Nắng xuống khiến không khí trở nên ngột ngạt, khó thở. Những người ở đây tận dụng bìa carton chắn nắng, tránh ánh nắng chói chang chiếu vào phòng.

Phòng trọ chật hẹp được lợp bằng tôn, vài chỗ hư hỏng che chắn bằng nhựa mica. Nắng xuống khiến không khí trở nên ngột ngạt, khó thở. Những người ở đây tận dụng bìa carton chắn nắng, tránh ánh nắng chói chang chiếu vào phòng.

Thuê trọ chạy thận hơn 4 năm, vợ chồng ông Nguyễn Trọng Điều (71 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tư (65 tuổi) quê Hà Nam ám ảnh mỗi khi hè đến. Trong căn phòng chỉ 6m2 đầy đồ đạc, chiếc quạt hoạt động hết công suất không làm vơi đi cảm giác oi bức. Mệt mỏi vì chạy thận, ông Điều còn khổ sở vì nắng nóng, nhiều hôm nóng quá không ăn, không ngủ được, bệnh càng trở nặng.

Thuê trọ chạy thận hơn 4 năm, vợ chồng ông Nguyễn Trọng Điều (71 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tư (65 tuổi) quê Hà Nam ám ảnh mỗi khi hè đến. Trong căn phòng chỉ 6m2 đầy đồ đạc, chiếc quạt hoạt động hết công suất không làm vơi đi cảm giác oi bức. Mệt mỏi vì chạy thận, ông Điều còn khổ sở vì nắng nóng, nhiều hôm nóng quá không ăn, không ngủ được, bệnh càng trở nặng.

Thương chồng nhiều lúc bà Tư muốn lắp điều hoà cho ông dễ ngủ, nhưng ngặt nỗi chi phí chạy chữa cao. Giá phòng cùng điện nước, ăn uống tháng hết 5 triệu đồng, bà đành động viên ông cố gắng. Hôm nào trời nóng quá bà Tư nhúng khăn ướt, lau người cho ông Điền để hạ nhiệt.

Thương chồng nhiều lúc bà Tư muốn lắp điều hoà cho ông dễ ngủ, nhưng ngặt nỗi chi phí chạy chữa cao. Giá phòng cùng điện nước, ăn uống tháng hết 5 triệu đồng, bà đành động viên ông cố gắng. Hôm nào trời nóng quá bà Tư nhúng khăn ướt, lau người cho ông Điền để hạ nhiệt.

Cùng xóm với vợ chồng ông Điền, bà Hứa Thị Vinh (71 tuổi, quê Cao Bằng) được cho là "khá giả" nhất khi được con lắp cho chiếc điều hoà sau 5 năm chạy thận. Nhưng "chỉ khi nào nóng không chịu nổi" bà mới dám dùng 30 phút rồi tắt đi. Bà nói không dám bật điều hòa lâu sợ tốn kém, không có tiền chi trả.

Cùng xóm với vợ chồng ông Điền, bà Hứa Thị Vinh (71 tuổi, quê Cao Bằng) được cho là "khá giả" nhất khi được con lắp cho chiếc điều hoà sau 5 năm chạy thận. Nhưng "chỉ khi nào nóng không chịu nổi" bà mới dám dùng 30 phút rồi tắt đi. Bà nói không dám bật điều hòa lâu sợ tốn kém, không có tiền chi trả.

Nhiều hôm nắng nóng bà Vinh lựa chọn ra viện sớm, ngồi "nhờ" điều hoà cho mát chờ chạy thận. Với bà tiết kiệm được chút nào hay chút ấy.

Nhiều hôm nắng nóng bà Vinh lựa chọn ra viện sớm, ngồi "nhờ" điều hoà cho mát chờ chạy thận. Với bà tiết kiệm được chút nào hay chút ấy.

Cách chỗ bà Vinh trọ chừng 5m, bà Thế Thị Vân (58 tuổi, Ứng Hoà, Hà Nội) người đầm đìa mồ hôi đứng trong hành lang chật chội. Bà đang nấu cho con trai chút thức ăn để mang vào viện, cũng là để tránh nóng. "Điện trong phòng không dám bật vì sợ tốn kém", bà nói.

Cách chỗ bà Vinh trọ chừng 5m, bà Thế Thị Vân (58 tuổi, Ứng Hoà, Hà Nội) người đầm đìa mồ hôi đứng trong hành lang chật chội. Bà đang nấu cho con trai chút thức ăn để mang vào viện, cũng là để tránh nóng. "Điện trong phòng không dám bật vì sợ tốn kém", bà nói.

Bà Vân đến Hà Nội chăm con chạy thận được một năm. Hè đến nhiều hôm nắng nóng, con trai lọc máu về mệt mỏi, cộng thêm oi bức khiến cơ thể càng thêm ốm yếu. Những lúc như thế bà muốn tìm phòng trọ tốt một chút, có điều hoà cho con nằm, nhưng ngặt nỗi hai mẹ con đi viện không có thu nhập. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào con dâu, ở nhà lại còn hai cháu nhỏ nên hai mẹ con đành cố gắng khắc phục bằng cách đắp khăn ướt lên người, hoặc ở lại viện đến khi trời mát mới về phòng.

Bà Vân đến Hà Nội chăm con chạy thận được một năm. Hè đến nhiều hôm nắng nóng, con trai lọc máu về mệt mỏi, cộng thêm oi bức khiến cơ thể càng thêm ốm yếu. Những lúc như thế bà muốn tìm phòng trọ tốt một chút, có điều hoà cho con nằm, nhưng ngặt nỗi hai mẹ con đi viện không có thu nhập. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào con dâu, ở nhà lại còn hai cháu nhỏ nên hai mẹ con đành cố gắng khắc phục bằng cách đắp khăn ướt lên người, hoặc ở lại viện đến khi trời mát mới về phòng.

Ông Mai Anh Tuấn (47 tuổi, quê ở Ba Vì, Hà Nội), Trưởng xóm chạy thận, cho biết phòng trọ ở đây đa số nhỏ hẹp, mùa hè đến cực kỳ oi bức. Hơn một năm trở lại đây 60% số phòng trọ được chủ nhà trang bị điều hoà. Tuy nhiên nhiều người vẫn không dám dùng vì sợ chi phí điện cao, tiêu tốn vào tiền điều trị. Họ chấp nhận chịu nóng để không làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Ông Mai Anh Tuấn (47 tuổi, quê ở Ba Vì, Hà Nội), Trưởng xóm chạy thận, cho biết phòng trọ ở đây đa số nhỏ hẹp, mùa hè đến cực kỳ oi bức. Hơn một năm trở lại đây 60% số phòng trọ được chủ nhà trang bị điều hoà. Tuy nhiên nhiều người vẫn không dám dùng vì sợ chi phí điện cao, tiêu tốn vào tiền điều trị. Họ chấp nhận chịu nóng để không làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Tuấn Kiệt - Như Loan
Bình luận
vtcnews.vn