(VTC News) - Việc không ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan ở Pakistan có thể phải hủy bỏ vì quá nhiều người chết do nắng nóng.
Sau khi nắng nóng làm hơn 750 người ở Pakistan thiệt mạng, một giáo sĩ Hồi giáo cấp cao đã quyết định cho phép người dân có thể ăn trong thời gian ban ngày, dù cho vẫn đang trong tháng ăn chay Ramadan để có sức khỏe chống lại cái nắng.
Nhiệt độ tại thành phố Karachi trong tuần này đã chạm mức 45 độ C khiến nhiều người bất ngờ tử vong khi đang di chuyển trên đường phố.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ điện quá mức đã tạo ra tình trạng quá tải, mất điện khiến các thiết bị giải nhiệt như quạt, điều hòa hay máy bơm nước trở nên vô dụng.
Trong khi đó, giáo sĩ Hồi giáo Mufti Mohammad Naeem cho biết những người có sức khỏe yếu có thể bỏ qua tục ệ không năn vào thời gian ban ngày trong tháng ăn chay Ramadan để có sức khỏe sống sót qua đợt nắng.
Mufti nói: "Nếu bác sĩ nói sức khỏe của ai đó đang bị đe dọa vì nóng hoặc sắp trở nên tệ hơn do đói, những người đó có thể ăn sớm hơn". Ông cũng nhắc lại rằng, đặc ân này chỉ dành cho những người ốm yếu và đánh giá tình trạng sức khỏe phải do các bác sĩ Hồi giáo thực hiện.
Tháng ăn chay Ramadan diễn ra vào tháng thứ 9 trong năm của lịch Hồi giáo. Trong thời gian này, người Hồi giáo không ăn, uống và quan hệ tình dục trong thời gian ban ngày, nhưng vẫn ngoại trừ những người bị bệnh, phụ nữ mang thai hoặc người già.
Phóng viên NBC News tại Pakistan trong đợt nắng kinh hoàng
Mặc dù việc ban phát đặc ân này có thể gây ra những tranh cãi với các quốc gia Hồi giáo bảo thủ, tuy nhiên ông Mufti cho rằng 'khi mạng sống bị đe dọa cơ thể con người cần được nuôi dưỡng' để đảm bảo tính mạng.
Hiện nay, đã có hơn 750 người Pakistan thiệt mạng trong đợt nắng nóng vừa qua, các bác sĩ đang tích cực cứu chữa bệnh nhân sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố tại nhiều bệnh viện.
Phần lớn người thiệt mạng sinh sống ở thành phố cảng Karachi, cửa ngõ kinh tế với khoảng 20 triệu dân của Pakistan và là thủ phủ tỉnh Sindh. Nhiệt độ nơi đây vào cuối tuần qua là 45 độ C.
Quân đội Pakistan được điều động để thiết lập các trung tâm đối phó sốc nhiệt và hỗ trợ NDMA.
Semi Jamali, bác sĩ tại bệnh viện lớn nhất ở Karachi, cho biết họ đã điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân. Hơn 200 người trong số này đã chết trước và sau khi nhập viện.
Tùng Đinh (theo NBC News)
Sau khi nắng nóng làm hơn 750 người ở Pakistan thiệt mạng, một giáo sĩ Hồi giáo cấp cao đã quyết định cho phép người dân có thể ăn trong thời gian ban ngày, dù cho vẫn đang trong tháng ăn chay Ramadan để có sức khỏe chống lại cái nắng.
Nhiệt độ tại thành phố Karachi trong tuần này đã chạm mức 45 độ C khiến nhiều người bất ngờ tử vong khi đang di chuyển trên đường phố.
Nắng nóng kinh hoàng làm nhiều người ngất trên đường phố Pakistan |
Trong khi đó, giáo sĩ Hồi giáo Mufti Mohammad Naeem cho biết những người có sức khỏe yếu có thể bỏ qua tục ệ không năn vào thời gian ban ngày trong tháng ăn chay Ramadan để có sức khỏe sống sót qua đợt nắng.
Mufti nói: "Nếu bác sĩ nói sức khỏe của ai đó đang bị đe dọa vì nóng hoặc sắp trở nên tệ hơn do đói, những người đó có thể ăn sớm hơn". Ông cũng nhắc lại rằng, đặc ân này chỉ dành cho những người ốm yếu và đánh giá tình trạng sức khỏe phải do các bác sĩ Hồi giáo thực hiện.
Tháng ăn chay Ramadan diễn ra vào tháng thứ 9 trong năm của lịch Hồi giáo. Trong thời gian này, người Hồi giáo không ăn, uống và quan hệ tình dục trong thời gian ban ngày, nhưng vẫn ngoại trừ những người bị bệnh, phụ nữ mang thai hoặc người già.
Phóng viên NBC News tại Pakistan trong đợt nắng kinh hoàng
Mặc dù việc ban phát đặc ân này có thể gây ra những tranh cãi với các quốc gia Hồi giáo bảo thủ, tuy nhiên ông Mufti cho rằng 'khi mạng sống bị đe dọa cơ thể con người cần được nuôi dưỡng' để đảm bảo tính mạng.
Hiện nay, đã có hơn 750 người Pakistan thiệt mạng trong đợt nắng nóng vừa qua, các bác sĩ đang tích cực cứu chữa bệnh nhân sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố tại nhiều bệnh viện.
Phần lớn người thiệt mạng sinh sống ở thành phố cảng Karachi, cửa ngõ kinh tế với khoảng 20 triệu dân của Pakistan và là thủ phủ tỉnh Sindh. Nhiệt độ nơi đây vào cuối tuần qua là 45 độ C.
Quân đội Pakistan được điều động để thiết lập các trung tâm đối phó sốc nhiệt và hỗ trợ NDMA.
Semi Jamali, bác sĩ tại bệnh viện lớn nhất ở Karachi, cho biết họ đã điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân. Hơn 200 người trong số này đã chết trước và sau khi nhập viện.
Tùng Đinh (theo NBC News)
Bình luận