(VTC News) – Quần quật làm việc cả ngày dưới ánh nắng thiêu đốt, chiều về họ phải chui vào căn phòng hầm hập như ô tô kín cửa để dưới nắng 40 độ C.
Hà Nội trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, ai nấy đều tìm cách chạy trốn cái nóng, vẫn còn đó những con người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phơi mình dưới cái nắng như thiêu như đốt .
Một nửa xóm cửu vạn vật vã chạy trốn
Con đường nhỏ dẫn vào “Biệt khu ổ chuột”, hay “xóm liều” (tên gọi vừa chua chát vừa có phần hài hước bởi chính những con người lam lũ mưu sinh bằng nghề “cửu vạn” tại chợ Long Biên), dù nắng nóng nhưng vẫn có những đoạn bì bõm nước thải và sình lầy, bốc lên một mùi hôi thối bẩn thỉu..
Chỉ cần ngẩng đầu lên là thấy cây cầu với người xe tấp nập và cạnh đó là trung tâm Hà Nội nhà cao tầng san sát. Ở đó, ngoài tình cảm của những con người lao động cực khổ dành cho nhau thì cái gì cũng thiếu.Và với họ, chắc có nóng thêm 10 độ nữa họ vẫn phải ra đường, quần quật làm việc, tất cả chỉ vì cuộc mưu sinh.
“Một nửa xóm trọ trốn về quê rồi chú à, họ không chịu nổi cái nóng, còn bọn tôi về thì chết đói, mà tôi cũng chả còn quê để về”, bà Nguyễn Thị Phải - người đàn bà mù què quặt “32 năm trên bàn thờ” trả lời khá chua chát khi tôi thắc mắc về chuyện thấy rất nhiều phòng trọ cứ khóa cửa im ỉm.
Đó là những người mà ở quê có “điều kiện” hơn một tý, tức là còn ruộng, còn vườn, hoặc có tý tài sản tích cóp được qua bao nhiêu năm làm cửu vạn chợ Long Biên, nên họ đi trốn, không biết bao giờ mới trở lại.
Cũng có những cửu vạn khác phải làm những công việc phơi mình giữa cái nóng như chảo rang giữa trưa nắng, có người kiệt sức, người ngất xỉu, người lăn đùng ra ốm… tiền công không đủ tiền thuốc, lại thêm gánh nặng, thế là cũng ôm hết đồ đạc bỏ về quê nốt.
Một nửa xóm cửu vạn vật vã chạy trốn
Con đường nhỏ dẫn vào “Biệt khu ổ chuột”, hay “xóm liều” (tên gọi vừa chua chát vừa có phần hài hước bởi chính những con người lam lũ mưu sinh bằng nghề “cửu vạn” tại chợ Long Biên), dù nắng nóng nhưng vẫn có những đoạn bì bõm nước thải và sình lầy, bốc lên một mùi hôi thối bẩn thỉu..
Chỉ cần ngẩng đầu lên là thấy cây cầu với người xe tấp nập và cạnh đó là trung tâm Hà Nội nhà cao tầng san sát. Ở đó, ngoài tình cảm của những con người lao động cực khổ dành cho nhau thì cái gì cũng thiếu.Và với họ, chắc có nóng thêm 10 độ nữa họ vẫn phải ra đường, quần quật làm việc, tất cả chỉ vì cuộc mưu sinh.
“Một nửa xóm trọ trốn về quê rồi chú à, họ không chịu nổi cái nóng, còn bọn tôi về thì chết đói, mà tôi cũng chả còn quê để về”, bà Nguyễn Thị Phải - người đàn bà mù què quặt “32 năm trên bàn thờ” trả lời khá chua chát khi tôi thắc mắc về chuyện thấy rất nhiều phòng trọ cứ khóa cửa im ỉm.
Đó là những người mà ở quê có “điều kiện” hơn một tý, tức là còn ruộng, còn vườn, hoặc có tý tài sản tích cóp được qua bao nhiêu năm làm cửu vạn chợ Long Biên, nên họ đi trốn, không biết bao giờ mới trở lại.
Cũng có những cửu vạn khác phải làm những công việc phơi mình giữa cái nóng như chảo rang giữa trưa nắng, có người kiệt sức, người ngất xỉu, người lăn đùng ra ốm… tiền công không đủ tiền thuốc, lại thêm gánh nặng, thế là cũng ôm hết đồ đạc bỏ về quê nốt.
Bà Phải bảo, một nửa 'xóm cửu vạn' đã phải bỏ trốn về quê hết vì không chịu nổi nắng nóng |
Bà vẫn hàng ngày đi nhặt rác, bới móc những cái gì mà người ta bỏ lại ở chợ Long Biên, rồi về phân loại, kiếm những đồng tiền ít ỏi để trả tiền thuê nhà, để mua gạo. Và như mong ước, lúc nào có được vài triệu bạc sẽ đi khám và tìm cách chữa đôi mắt, vì bà Gái một mắt mù hẳn, một mắt mờ mờ, gần như quáng gà.
Mấy hôm trước vác được bịch rác về phòng trọ, hình như bà cũng say nắng thì phải, bước đi liêu xiêu, nếu không có ông hàng xóm nhanh tay túm lấy áo kéo giật vào, chắc bà đã lăn đùng xuống cái mương nước cạnh đó. Người pha cho cốc nước chanh, người ngồi quạt, bà Phải uống sạch rồi ngủ thiêm thiếp. 10h sáng mới tỉnh, vùng dậy đi nhặt rác, nhưng mới đi được một đoạn giữa nắng lại xỉu. Nghe bảo, lúc chúng tôi đến, bà cũng vừa mới khỏe lại được.
Bà Phải không đi đâu được, bởi đi thì đói, đành cố gắng đi nhặt được lúc nào hay lúc ấy |
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của bà Phải, tranh thủ lúc mọi người trong phòng đi làm hết |
Cũng may là chị Miền làm bốc vác buổi tối ở chợ Long Biên, lúc đó trời cũng mát hơn. Làm quần quật cả tối, sáng 8h mới về phòng ngủ. Nhưng ngủ được vài tiếng đến trưa thì nóng quá lại phải dậy. Điều chị Miền lo lắng nhất là việc sức khỏe mình ngày giảm sút, chủ sẽ không thuê mình làm nữa, đồng nghĩa với việc chị sẽ thất nghiệp.
Hỏi chuyện về những cửu vạn còn sót lại ở cái xóm trọ này, chị Miền, bà Phải thi nhau kể, nào là chỗ này có anh Sơn, chỗ kia có gia đình chị Nũa, ở dãy khác thì có ông Danh… đặc điểm chung nhất của những người còn sót lại ở xóm cửu vạn này là họ đều phải ở lại, thi gan với nắng nóng, với thời tiết khắc nghiệt những ngày này, chỉ để kiếm những đồng bạc lẻ ít ỏi mưu sinh.
Video: Nắng nóng khủng khiếp, gia tăng số người tử vong
Chống nóng kiểu “cửu vạn”
Họ vẫn gọi thế cho oai, cũng khá chua xót, bởi họ đều là những người nghèo khổ, phải ở lại vật vã giữa thủ đô trong những ngày tháng như chảo lửa này. Tất nhiên, họ cũng có những cách chống lại cái nóng của riêng họ.
Cách phổ biến nhất của họ là cứ lấy chăn thấp nước và úp lên mái tôn của phòng trọ, như ông Hạnh, một cửu vạn chợ Long Biên chia sẻ. Đó là những tấm chăn mà ông cùng mọi người trong xóm trọ lấy được. Bởi những xe hàng đến, nhất là xe hoa quả, chủ hàng sợ dập nát, hoa quả không còn được ngon, nên họ mua một loạt chăn rẻ tiền về để lót. Với đội ngũ bốc vác, họ xin những tấm chăn rách nát đó về, rồi thấm nước và đắp lên trần nhà. Hoặc có những người đi bốc vác ở chỗ khác, cứ thấy có cái gì che đậy được, lại mang về ủ quanh nhà trọ chống nóng.
Ông Hạnh bảo, mới đầu thử đắp 1 cái chăn lên, nhưng chỉ được vài phút là nó khô rang, phải ủ thêm mấy chiếc nữa, rồi cứ chốc chốc lại tạt lên trần nhà. Vẫn chưa đủ đô, trong nhà còn phải xối nước liên tục. Rồi một căn phòng 10 mét vuông tầm 3,4 người lại cứ vừa nằm vừa thở khò khè, lại quạt phành phạch.
Họ vẫn gọi thế cho oai, cũng khá chua xót, bởi họ đều là những người nghèo khổ, phải ở lại vật vã giữa thủ đô trong những ngày tháng như chảo lửa này. Tất nhiên, họ cũng có những cách chống lại cái nóng của riêng họ.
Cách phổ biến nhất của họ là cứ lấy chăn thấp nước và úp lên mái tôn của phòng trọ, như ông Hạnh, một cửu vạn chợ Long Biên chia sẻ. Đó là những tấm chăn mà ông cùng mọi người trong xóm trọ lấy được. Bởi những xe hàng đến, nhất là xe hoa quả, chủ hàng sợ dập nát, hoa quả không còn được ngon, nên họ mua một loạt chăn rẻ tiền về để lót. Với đội ngũ bốc vác, họ xin những tấm chăn rách nát đó về, rồi thấm nước và đắp lên trần nhà. Hoặc có những người đi bốc vác ở chỗ khác, cứ thấy có cái gì che đậy được, lại mang về ủ quanh nhà trọ chống nóng.
Ông Hạnh bảo, mới đầu thử đắp 1 cái chăn lên, nhưng chỉ được vài phút là nó khô rang, phải ủ thêm mấy chiếc nữa, rồi cứ chốc chốc lại tạt lên trần nhà. Vẫn chưa đủ đô, trong nhà còn phải xối nước liên tục. Rồi một căn phòng 10 mét vuông tầm 3,4 người lại cứ vừa nằm vừa thở khò khè, lại quạt phành phạch.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau một ngày làm việc nặng nhọc |
Hay ai đó có xe ô tô để dưới nắng nóng hơn 40 độ C, khi mở cửa xe thấy lửa táp vào người rát bỏng từ khối hơi nóng lên đến hơn 60 độ C. Tôi và những con người kia đang ở trong cái phòng xông hơi liên tục được bổ sung hơi nóng như thế. Nhiệt độ trong căn phòng này cũng không thấp hơn nhiệt độ trong xe hơi phơi dưới nắng nóng hơn 40 độ C là mấy. Tôi thấy ngạt thở, tức ngực, mắt mờ đi vì hơi nóng phừng phừng xung quanh mình. Chiếc áo tôi mặc ướt đầm đìa. Mồ hôi từ má, từ mũi, từ đầu, từ tóc nhỏ xuống tong tong.
Ở “xóm cửu vạn” này chưa lần nào mất điện, nhưng cũng chả mấy khi mọi người dám bật quạt liên tục, bởi họ không có tiền. Chỉ trừ khi bí bách quá họ mới sử dụng.
Họ vẫn thi gan với cái nóng như chảo rang giữa thủ đô |
Như bà Phải, phòng bà tới 4 người ở, ở cùng 1 lúc thì đến chỗ nằm cũng chả đủ. Buổi tối, thấy mọi người quá mỏi mệt lăn lóc, nhiều lần bà cứ lặng lẽ tìm ra chân cầu hóng mát, rồi cứ nằm ngủ luôn ở đó, mặc cho xung quanh bốc mùi rác rưởi nồng nặc, lại muỗi bay như vãi trấu. Đến lúc mọi người phát hiện, lo sợ cho sức khỏe, ai cũng nằng nặc bắt bà về. Tất nhiên, lại có 1 người khác phải ra ngoài tìm chỗ ngủ tạm.
Chị Miền cười buồn kể lại, mấy hôm trước bão xong, tưởng trời mát mẻ, thoát nạn, ai ngờ lại bước vào đợt nóng kinh khủng nhất. Những người trụ lại, thì nhiều người toàn bốc vác hàng đêm ở chợ Long Biên, sáng ai cũng phờ phạc, nhưng cũng chỉ ngủ được một tý lại dậy hết vì nóng quá.
Đến trưa, chiều thì không còn ai dám ngồi trong phòng. Thế là kéo hết cả ra ngồi hóng mát bên bờ con kênh chạy sát dãy trọ. Thôi thì người ngồi, người nằm, người thì than vãn, lại quay sang trò chuyện. Những người đi qua cầu Long Biên, thấy lạ cứ đứng lại chỉ trỏ. Được một, hai hôm thấy có ý kiến lo ngại, họ lại phải tản đi chỗ khác.
Lê Hồng
Bình luận