Từ chuyện của ông Phương “khói lửa” đã hé lộ nhiều điều về việc thực hiện những cảnh khói lửa cháy nổ trong phim Việt Nam.
Một người tử tế
Hiền lành, tử tế, tâm huyết với nghề khói lửa là điều mà hầu hết các đạo diễn, những người từng làm việc với Lê Minh Phương nói về người đồng nghiệp vừa mất của mình.
Ông Lê Minh Phương xuất hiện với vai trò chuyên viên khói lửa lần đầu tiên trong phim Dưới cờ đại nghĩa của hai đạo diễn Tường Phương - Phương Nam vào năm 2003. Ngoài việc làm khói lửa cho các đoàn phim, ông thành lập Hãng phim tư nhân Lạc Việt và ra mắt sản phẩm đầu tiên của hãng phim này là Chàng Sửu làm du lịch được phát sóng vào năm 2008.
Trước khi đến với nghề, ông Phương “khói lửa” là bộ đội. Đạo diễn Lê Bảo Trung cho biết: “Tôi đã làm việc với anh Phương trong gần 10 năm qua, từ phim truyền hình Hải Âu đến Võ lâm truyền kỳ, Bóng ma học đường... nên có sự gắn bó và thân thiết. Tôi rất quý anh ở sự tâm huyết, máu lửa với nghề.
Làm khói lửa, cháy nổ là một công việc rất khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn điều kiện bảo hộ an toàn. Số người làm nghề này ở nước ta hiện rất ít, đếm trên đầu ngón tay, ở phía Nam thì gần như chỉ còn mình anh Phương, trước đó có anh Sơn nhưng anh Sơn đã giải nghệ sau một tai nạn.
Anh Phương luôn mày mò tìm kiếm những cách thức làm sao để đạt độ an toàn cao trong công việc. Lúc đầu anh kích nổ bằng cách chắp dây điện, còn về sau anh kích nổ bằng điện tử, chính xác và an toàn hơn. Tôi không nghĩ vụ nổ là do anh bất cẩn vì tính anh rất cẩn thận, chuyện dính dáng đến sống chết mà. Các chất nổ đều rất nhạy, chỉ cần va chạm nhẹ cũng có thể phát nổ... Nhiều lúc có kỹ đến mấy mà xui rủi thì cũng đành thôi...”.
Cũng gắn bó với ông Phương “khói lửa” trong thời gian gần chục năm nay là đạo diễn Tường Phương. Tin dữ bay đến với đạo diễn này khi ông đang ở Bình Dương. Đạo diễn Tường Phương cho biết bộ phim mới nhất mà ông Phương “khói lửa” làm với ông là Đất mặn, khi đó tâm trạng của ông Phương “khói lửa” không tốt do thời gian trước có vụ tai nạn làm ông bị thương ở tay.
Lời cảnh báo với nghề khói lửa ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay chưa có trường đào tạo chuyên viên khói lửa cho phim ảnh. Những người làm chuyên gia khói lửa như ông Lê Minh Phương phần nhiều do tự học, tích lũy kinh nghiệm, có kiến thức về hóa chất.
Quy trình thực hiện những cảnh khói lửa trong phim như sau: khi hãng phim được duyệt kịch bản phim có cảnh khói lửa thì chuyên viên khói lửa sẽ tính toán khối lượng, số lượng vũ khí, chất nổ, sau đó đại diện hãng phim làm công văn gửi ra Bộ tổng tham mưu xin duyệt cấp vũ khí, chất nổ đúng như yêu cầu của phim. Bộ tổng tham mưu duyệt và gửi yêu cầu này đến các quân khu địa phương để họ cung cấp vũ khí, chất nổ. Chuyên viên khói lửa của phim sẽ là người trực tiếp nhận và bảo quản, sử dụng lượng chất nổ.
Ông Phương Minh Trí, từng là chuyên viên khói lửa của Hãng phim Giải Phóng suốt mấy chục năm qua, cho biết: “Các hãng phim tư nhân thường tự chế thuốc nổ bằng cách mua hóa chất ngoài thị trường về pha trộn. Để được quyền pha chế và sử dụng chất nổ, chuyên viên khói lửa phải thuộc về một hãng phim được cấp phép.
Phương “khói lửa” vẫn làm những cảnh cháy nổ bằng cách pha trộn hóa chất để gây nổ. Thuốc nổ tự chế này nguy hiểm hơn thuốc nổ của quân đội vì độ an toàn không cao”.
Theo ông Trí, tất cả đoàn làm phim, cả tư nhân lẫn nhà nước, khi quay phim có cảnh cháy nổ đều phải mang theo chất nổ cùng với đoàn phim và mỗi ngày sử dụng bao nhiêu thì lấy ra bấy nhiêu.
Ông Trí nói thêm: “Nếu như phim làm ở TP.HCM thì các chuyên viên khói lửa thường chỉ mua đủ một lượng hóa chất trong ngày, pha trộn rồi nổ luôn trong ngày đó, không lưu trữ. Nhưng làm phim ở tỉnh khác thì đành phải chịu vì ở tỉnh không dễ mua hóa chất như mua ở chợ Kim Biên”.
Tính đến 5h ngày 24-2, Facebook Phương Lê Minh của ông Phương “khói lửa” ngập tràn lời tiếc thương của bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Hình ảnh cuối cùng được ông chia sẻ trên Facebook của đứa con gái và status cuối cùng là hai câu thơ: “Bớt một câu thị phi/Thêm một câu niệm Phật”.
Ông Lê Minh Phương (trái) chụp ảnh cùng diễn viên, người mẫu Bình Minh. |
Hiền lành, tử tế, tâm huyết với nghề khói lửa là điều mà hầu hết các đạo diễn, những người từng làm việc với Lê Minh Phương nói về người đồng nghiệp vừa mất của mình.
Ông Lê Minh Phương xuất hiện với vai trò chuyên viên khói lửa lần đầu tiên trong phim Dưới cờ đại nghĩa của hai đạo diễn Tường Phương - Phương Nam vào năm 2003. Ngoài việc làm khói lửa cho các đoàn phim, ông thành lập Hãng phim tư nhân Lạc Việt và ra mắt sản phẩm đầu tiên của hãng phim này là Chàng Sửu làm du lịch được phát sóng vào năm 2008.
Trước khi đến với nghề, ông Phương “khói lửa” là bộ đội. Đạo diễn Lê Bảo Trung cho biết: “Tôi đã làm việc với anh Phương trong gần 10 năm qua, từ phim truyền hình Hải Âu đến Võ lâm truyền kỳ, Bóng ma học đường... nên có sự gắn bó và thân thiết. Tôi rất quý anh ở sự tâm huyết, máu lửa với nghề.
Làm khói lửa, cháy nổ là một công việc rất khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn điều kiện bảo hộ an toàn. Số người làm nghề này ở nước ta hiện rất ít, đếm trên đầu ngón tay, ở phía Nam thì gần như chỉ còn mình anh Phương, trước đó có anh Sơn nhưng anh Sơn đã giải nghệ sau một tai nạn.
Anh Phương luôn mày mò tìm kiếm những cách thức làm sao để đạt độ an toàn cao trong công việc. Lúc đầu anh kích nổ bằng cách chắp dây điện, còn về sau anh kích nổ bằng điện tử, chính xác và an toàn hơn. Tôi không nghĩ vụ nổ là do anh bất cẩn vì tính anh rất cẩn thận, chuyện dính dáng đến sống chết mà. Các chất nổ đều rất nhạy, chỉ cần va chạm nhẹ cũng có thể phát nổ... Nhiều lúc có kỹ đến mấy mà xui rủi thì cũng đành thôi...”.
Cũng gắn bó với ông Phương “khói lửa” trong thời gian gần chục năm nay là đạo diễn Tường Phương. Tin dữ bay đến với đạo diễn này khi ông đang ở Bình Dương. Đạo diễn Tường Phương cho biết bộ phim mới nhất mà ông Phương “khói lửa” làm với ông là Đất mặn, khi đó tâm trạng của ông Phương “khói lửa” không tốt do thời gian trước có vụ tai nạn làm ông bị thương ở tay.
Lời cảnh báo với nghề khói lửa ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay chưa có trường đào tạo chuyên viên khói lửa cho phim ảnh. Những người làm chuyên gia khói lửa như ông Lê Minh Phương phần nhiều do tự học, tích lũy kinh nghiệm, có kiến thức về hóa chất.
Quy trình thực hiện những cảnh khói lửa trong phim như sau: khi hãng phim được duyệt kịch bản phim có cảnh khói lửa thì chuyên viên khói lửa sẽ tính toán khối lượng, số lượng vũ khí, chất nổ, sau đó đại diện hãng phim làm công văn gửi ra Bộ tổng tham mưu xin duyệt cấp vũ khí, chất nổ đúng như yêu cầu của phim. Bộ tổng tham mưu duyệt và gửi yêu cầu này đến các quân khu địa phương để họ cung cấp vũ khí, chất nổ. Chuyên viên khói lửa của phim sẽ là người trực tiếp nhận và bảo quản, sử dụng lượng chất nổ.
Ông Phương Minh Trí, từng là chuyên viên khói lửa của Hãng phim Giải Phóng suốt mấy chục năm qua, cho biết: “Các hãng phim tư nhân thường tự chế thuốc nổ bằng cách mua hóa chất ngoài thị trường về pha trộn. Để được quyền pha chế và sử dụng chất nổ, chuyên viên khói lửa phải thuộc về một hãng phim được cấp phép.
Phương “khói lửa” vẫn làm những cảnh cháy nổ bằng cách pha trộn hóa chất để gây nổ. Thuốc nổ tự chế này nguy hiểm hơn thuốc nổ của quân đội vì độ an toàn không cao”.
Theo ông Trí, tất cả đoàn làm phim, cả tư nhân lẫn nhà nước, khi quay phim có cảnh cháy nổ đều phải mang theo chất nổ cùng với đoàn phim và mỗi ngày sử dụng bao nhiêu thì lấy ra bấy nhiêu.
Ông Trí nói thêm: “Nếu như phim làm ở TP.HCM thì các chuyên viên khói lửa thường chỉ mua đủ một lượng hóa chất trong ngày, pha trộn rồi nổ luôn trong ngày đó, không lưu trữ. Nhưng làm phim ở tỉnh khác thì đành phải chịu vì ở tỉnh không dễ mua hóa chất như mua ở chợ Kim Biên”.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận