Sau vụ thảm sát tại bang Connecticut vừa qua, các cuộc tranh luận về súng lại bùng phát ở Mỹ khi nhiều địa phương có khuynh hướng thả lỏng.
Trong khi đó, CNN dẫn lời Pháp y trưởng Connecticut Wayne Carver II cho biết tất cả các nạn nhân đều thiệt mạng do trúng nhiều phát đạn.
Theo kết quả điều tra ban đầu, bà Nancy Lanza, mẹ của hung thủ, là người sưu tập súng. Ngoài 3 khẩu súng mà kẻ sát nhân mang đến hiện trường, y còn có thể tiếp cận được ít nhất 3 khẩu súng trường khác cũng thuộc quyền sở hữu của bà Nancy Lanza.
Vụ việc một lần nữa trở thành hồi chuông báo động về tình trạng xả súng giết người bừa bãi tại Mỹ. Tính riêng trong năm nay, ít nhất 7 vụ sát hại hàng loạt, tước đi mạng sống của ít nhất 65 người, xảy ra tại nước này.
Vì thế, kể từ ngày 14/12, tức hôm diễn ra vụ thảm sát, hơn 100.000 người đã ký vào đơn kiến nghị trên trang mạng We are The People của Nhà Trắng, yêu cầu quốc hội lập tức hành động siết chặt quyền sở hữu súng của công dân.
Mặc dù vậy, AFP dẫn lời ông Robyn Thomas, Tổng giám đốc của Trung tâm luật về ngăn cản bạo lực từ súng, thừa nhận các bang quy định rất khác nhau về sử dụng súng.
Trong khi đó, chính quyền liên bang lại hầu như quy định hết sức giới hạn về vấn đề này. Đồng thời, một số bang lại có khuynh hướng giảm bớt các luật lệ cho phép cá nhân sở hữu súng.
Điển hình ngay trước một ngày xảy ra vụ thương tâm trên, nghị viện bang Michigan đã thông qua dự luật cho phép mang vũ khí vào trường học.
Trong khi đó, phải đến năm 2008, sau khi xảy ra vụ thảm sát chết chóc tại Đại học Công nghệ Virginia, quốc hội Mỹ mới thông qua luật mới.
Theo đó, các bang phải cung cấp dữ liệu về những cá nhân tâm thần bất ổn cho hệ thống kiểm tra lai lịch tội phạm tức thời nhằm ngăn chặn nguy cơ súng ống rơi vào tay những người loạn trí.
Tuy nhiên, có đến 40% các vụ mua bán vũ khí nằm ngoài tầm kiểm sát của chính quyền, một phần do diễn ra giữa các cá nhân thông qua internet.
Mặt khác, với việc đảng Cộng hòa, có xu hướng ủng hộ sở hữu súng, người ta dự đoán còn phải mất nhiều thời gian nữa dân Mỹ mới “đói” súng.
Hiện tại, Mỹ là quốc gia người dân sở hữu súng nhiều nhất thế giới. Người dân nước này đang sở hữu khoảng 270 triệu khẩu súng, tức cứ 10 người Mỹ thì có 9 khẩu súng.
Đến hôm qua, nhà chức trách vẫn chưa công bố đã tìm ra nguyên nhân vụ hung thủ Adam Lanza (20 tuổi) sát hại 26 người, gồm 20 trẻ em, vào ngày 14/12 tại Trường Sandy Hook ở thành phố Newtown, bang Connecticut của Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến Connecticut để tham gia lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát.
Súng ống được bán rộng rãi tại Mỹ - Ảnh: The Christian Science Monitor |
Trong khi đó, CNN dẫn lời Pháp y trưởng Connecticut Wayne Carver II cho biết tất cả các nạn nhân đều thiệt mạng do trúng nhiều phát đạn.
Theo kết quả điều tra ban đầu, bà Nancy Lanza, mẹ của hung thủ, là người sưu tập súng. Ngoài 3 khẩu súng mà kẻ sát nhân mang đến hiện trường, y còn có thể tiếp cận được ít nhất 3 khẩu súng trường khác cũng thuộc quyền sở hữu của bà Nancy Lanza.
Vụ việc một lần nữa trở thành hồi chuông báo động về tình trạng xả súng giết người bừa bãi tại Mỹ. Tính riêng trong năm nay, ít nhất 7 vụ sát hại hàng loạt, tước đi mạng sống của ít nhất 65 người, xảy ra tại nước này.
|
Mặc dù vậy, AFP dẫn lời ông Robyn Thomas, Tổng giám đốc của Trung tâm luật về ngăn cản bạo lực từ súng, thừa nhận các bang quy định rất khác nhau về sử dụng súng.
Trong khi đó, chính quyền liên bang lại hầu như quy định hết sức giới hạn về vấn đề này. Đồng thời, một số bang lại có khuynh hướng giảm bớt các luật lệ cho phép cá nhân sở hữu súng.
Điển hình ngay trước một ngày xảy ra vụ thương tâm trên, nghị viện bang Michigan đã thông qua dự luật cho phép mang vũ khí vào trường học.
Trong khi đó, phải đến năm 2008, sau khi xảy ra vụ thảm sát chết chóc tại Đại học Công nghệ Virginia, quốc hội Mỹ mới thông qua luật mới.
Theo đó, các bang phải cung cấp dữ liệu về những cá nhân tâm thần bất ổn cho hệ thống kiểm tra lai lịch tội phạm tức thời nhằm ngăn chặn nguy cơ súng ống rơi vào tay những người loạn trí.
Tuy nhiên, có đến 40% các vụ mua bán vũ khí nằm ngoài tầm kiểm sát của chính quyền, một phần do diễn ra giữa các cá nhân thông qua internet.
Mặt khác, với việc đảng Cộng hòa, có xu hướng ủng hộ sở hữu súng, người ta dự đoán còn phải mất nhiều thời gian nữa dân Mỹ mới “đói” súng.
Hiện tại, Mỹ là quốc gia người dân sở hữu súng nhiều nhất thế giới. Người dân nước này đang sở hữu khoảng 270 triệu khẩu súng, tức cứ 10 người Mỹ thì có 9 khẩu súng.
TheoThụy Miên/ Thanh Niên
Bình luận