Tin Phạm Toàn Thắng, sinh viên năm 4 khoa cơ học kỹ thuật và tự động hóa Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, vừa có ba bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế ISI khiến không ít người ngỡ ngàng.
Chủ nhân của những công bố quốc tế không giấu rằng mình có điểm xuất phát “rất bình thường”, nhưng chính nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi suốt bốn năm qua đã trao lại cho Thắng thành quả ngọt ngào...
Kiên trì sẽ cán đích
“Ba bài báo quốc tế cho mình một bài học lớn: thật sự kiên trì, bền bỉ sẽ cán đích ở bất cứ đường đua nào” - Thắng chia sẻ. Sau ba bài báo quốc tế, bài báo thứ tư mà Thắng vừa gửi đi đã “ngốn” của anh khoảng thời gian trọn vẹn bảy tháng trời tìm tòi, tính toán. Hướng nghiên cứu mà Thắng đeo đuổi là kết cấu trụ tròn làm từ vật liệu composite chức năng có cơ tính biến đổi FGM.
“Có thể hiểu đơn giản đây là vật liệu ứng dụng trong thiết kế làm vỏ tên lửa, vỏ của thân lò phản ứng hạt nhân, làm đường ống dẫn kỹ thuật có khả năng chịu nhiệt cao” - Thắng lý giải.
Thành công không dễ dàng khi nhiều lần Thắng đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Tính toán thế nào để ra kết quả cuối cùng, đầu tư tiếng Anh ra sao để có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu nước ngoài và đủ vốn liếng để viết bài báo khoa học một cách trơn tru?
“Nhưng rốt cuộc chính áp lực đã tạo cho mình lực đẩy để đi đến cùng từng đề toán mà thầy đặt ra. Thú thật, hai năm gần đây, hiếm có ngày nào mình ngủ trước 2 giờ sáng. Các bài toán cứ cuốn mình đi, không ra đáp số, không tìm thấy đường đi tiếp thì không tài nào ngủ được” - Thắng chia sẻ.
Trưởng thành từ nhóm nghiên cứu
Thắng không phải là SV đầu tiên của ĐH Công nghệ có bài báo trên tạp chí quốc tế ISI. Dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, một loạt SV khoa cơ học kỹ thuật và tự động hóa Trường ĐH Công nghệ đã ghi danh trên tạp chí quốc tế.
Trước Thắng hai khóa, Trần Quốc Quân đã có 8 bài báo quốc tế ISI và Quân cũng chính là SV đầu tiên trong hệ thống các trường, khoa thành viên ĐH Quốc gia Hà Nội có bài báo đăng trên tạp chí ISI. Rồi Phạm Hồng Công, sinh viên K54H, trước Thắng một khóa, cũng đã có 4 bài báo quốc tế ISI...
Từ năm 2010 đến nay, chỉ riêng nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức đã và đang đào tạo năm nghiên cứu sinh, công bố trên 50 bài báo, báo cáo khoa học trong và ngoài nước, trong đó có khoảng 30 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI.
Các sinh viên trong nhóm nghiên cứu cho biết nhiều khi thầy phải bỏ tiền túi giúp đỡ trò, chỉ miễn sao các em đừng bỏ cuộc, có thể đi tới cùng để có sản phẩm được công nhận. “Nhiều tài liệu nghiên cứu, thông tin khoa học là do thầy trả tiền để chúng tôi truy cập, sử dụng chung. Nếu không có những hỗ trợ cả về tài chính và sự khích lệ tinh thần, cũng như việc tạo áp lực trong công việc của thầy, chúng tôi khó có thể thành công” - Thắng nói.
Cần môi trường thu hút người tài
GS Nguyễn Đình Đức cho biết hiện ông có những sinh viên rất có triển vọng nhưng để các em gắn bó lâu dài với con đường nghiên cứu khoa học thì rất cần những chính sách từ cơ quan quản lý nhà nước, có môi trường thuận lợi thu hút người tài.
“Trần Quốc Quân là một trong những học trò tôi muốn hướng vào con đường nghiên cứu lâu dài nhưng vẫn phải tôn trọng lựa chọn của em. Vì hiện Quân có nhiều lời mời làm việc của các doanh nghiệp với mức lương cao, Quân lại có hoàn cảnh gia đình không dư dả.
Tình yêu với nghiên cứu khoa học đôi khi không chiến thắng được mục đích kiếm sống thông thường nếu không có những hỗ trợ, khích lệ cần thiết” - GS Đức dẫn câu chuyện của một học trò làm ví dụ.
» Sinh viên Sư phạm được thực tập trong trường quốc tế
» ILA tặng học bổng 5 tỷ đồng khi đăng kí
Theo TTO
Chủ nhân của những công bố quốc tế không giấu rằng mình có điểm xuất phát “rất bình thường”, nhưng chính nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi suốt bốn năm qua đã trao lại cho Thắng thành quả ngọt ngào...
Kiên trì sẽ cán đích
“Ba bài báo quốc tế cho mình một bài học lớn: thật sự kiên trì, bền bỉ sẽ cán đích ở bất cứ đường đua nào” - Thắng chia sẻ. Sau ba bài báo quốc tế, bài báo thứ tư mà Thắng vừa gửi đi đã “ngốn” của anh khoảng thời gian trọn vẹn bảy tháng trời tìm tòi, tính toán. Hướng nghiên cứu mà Thắng đeo đuổi là kết cấu trụ tròn làm từ vật liệu composite chức năng có cơ tính biến đổi FGM.
“Có thể hiểu đơn giản đây là vật liệu ứng dụng trong thiết kế làm vỏ tên lửa, vỏ của thân lò phản ứng hạt nhân, làm đường ống dẫn kỹ thuật có khả năng chịu nhiệt cao” - Thắng lý giải.
Thành công không dễ dàng khi nhiều lần Thắng đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Tính toán thế nào để ra kết quả cuối cùng, đầu tư tiếng Anh ra sao để có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu nước ngoài và đủ vốn liếng để viết bài báo khoa học một cách trơn tru?
“Nhưng rốt cuộc chính áp lực đã tạo cho mình lực đẩy để đi đến cùng từng đề toán mà thầy đặt ra. Thú thật, hai năm gần đây, hiếm có ngày nào mình ngủ trước 2 giờ sáng. Các bài toán cứ cuốn mình đi, không ra đáp số, không tìm thấy đường đi tiếp thì không tài nào ngủ được” - Thắng chia sẻ.
Trưởng thành từ nhóm nghiên cứu
Thắng không phải là SV đầu tiên của ĐH Công nghệ có bài báo trên tạp chí quốc tế ISI. Dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, một loạt SV khoa cơ học kỹ thuật và tự động hóa Trường ĐH Công nghệ đã ghi danh trên tạp chí quốc tế.
Trước Thắng hai khóa, Trần Quốc Quân đã có 8 bài báo quốc tế ISI và Quân cũng chính là SV đầu tiên trong hệ thống các trường, khoa thành viên ĐH Quốc gia Hà Nội có bài báo đăng trên tạp chí ISI. Rồi Phạm Hồng Công, sinh viên K54H, trước Thắng một khóa, cũng đã có 4 bài báo quốc tế ISI...
Từ năm 2010 đến nay, chỉ riêng nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức đã và đang đào tạo năm nghiên cứu sinh, công bố trên 50 bài báo, báo cáo khoa học trong và ngoài nước, trong đó có khoảng 30 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI.
Các sinh viên trong nhóm nghiên cứu cho biết nhiều khi thầy phải bỏ tiền túi giúp đỡ trò, chỉ miễn sao các em đừng bỏ cuộc, có thể đi tới cùng để có sản phẩm được công nhận. “Nhiều tài liệu nghiên cứu, thông tin khoa học là do thầy trả tiền để chúng tôi truy cập, sử dụng chung. Nếu không có những hỗ trợ cả về tài chính và sự khích lệ tinh thần, cũng như việc tạo áp lực trong công việc của thầy, chúng tôi khó có thể thành công” - Thắng nói.
Cần môi trường thu hút người tài
GS Nguyễn Đình Đức cho biết hiện ông có những sinh viên rất có triển vọng nhưng để các em gắn bó lâu dài với con đường nghiên cứu khoa học thì rất cần những chính sách từ cơ quan quản lý nhà nước, có môi trường thuận lợi thu hút người tài.
“Trần Quốc Quân là một trong những học trò tôi muốn hướng vào con đường nghiên cứu lâu dài nhưng vẫn phải tôn trọng lựa chọn của em. Vì hiện Quân có nhiều lời mời làm việc của các doanh nghiệp với mức lương cao, Quân lại có hoàn cảnh gia đình không dư dả.
Tình yêu với nghiên cứu khoa học đôi khi không chiến thắng được mục đích kiếm sống thông thường nếu không có những hỗ trợ, khích lệ cần thiết” - GS Đức dẫn câu chuyện của một học trò làm ví dụ.
» Sinh viên Sư phạm được thực tập trong trường quốc tế
» ILA tặng học bổng 5 tỷ đồng khi đăng kí
Theo TTO
Bình luận