Nam Định vừa tiếp tục gây sốc dư luận khi tiếp tục “nói không” và trở thành địa phương đầu tiên không tuyển công chức tốt nghiệp tại chức.
- Nam Định vừa tiếp tục “nói không” với hệ đại học tại chức trong thông báo tuyển dụng công chức 2013. Nhưng thưa ông, dường như bằng tại chức cũng là một bằng quốc gia?
- Bằng cấp là quy định quốc gia và bình đẳng. Những địa phương từ chối bằng quốc gia này rõ ràng là vi phạm. Dứt khoát là không được.
Nếu Nam Định lập hội đồng tuyển dụng và thấy những người có bằng tại chức không đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng và loại họ thì được.
Chất lượng thế nào phải do hội đồng đánh giá, chứ biết đâu hệ tại chức có người giỏi hơn so với bằng cấp chính quy thì sao. Điều này là hoàn toàn có thể.
Không chỉ Nam Định, một số địa phương đã từ chối tuyển dụng đối với bằng tại chức và theo nguyên tắc, điều đó là sai quy định.
Nhà nước có quy định rõ ràng đối với văn bằng các bậc học. Nó là hợp pháp và hợp lý. Nếu từ chối bằng tại chức là làm sai quy định.
- Chủ tịch Nam Định giải thích không phải là không có lý, rằng “trong thời kỳ chiến tranh, đất nước còn bị chia cắt, đời sống người dân khó khăn, không nhiều người học hành đến nơi đến chốn nên mới phải dùng đến việc học tại chức, chuyên tu”. Liệu đã đến lúc bỏ hình thức đào tạo này, thưa ông?
-Không phải. Không thể đồng nhất việc kém trong đào tạo tại chức với loại hình đào tạo tại chức nói chung. Đào tạo tại chức là mô hình tạo điều kiện cho những người không có điều kiện tham gia đào tạo đại học chính quy (thường là tập trung và kéo dài). Đây là một dạng giáo dục thường xuyên cho xã hội và người ta cần.
Nhưng vì đào tạo tại chức ở ta vừa qua kém, quản lý lỏng lẻo và gây ra tiếng xấu trong xã hội là ở vấn đề quản lý, chứ không phải do hệ đào tạo đó.
Cho nên theo tôi, vấn đề đặt ra bây giờ không phải là loại bỏ hình thức đào tạo này mà là quản lý ra sao để nó có chất lượng thực sự, để chất lượng ngang bằng với mục tiêu, chứ không bỏ.
Còn việc sử dụng hay không sử dụng tại chức, dứt khoát phải được một hội đồng tuyển dụng công chức đánh giá chất lượng một cách công khai, chứ bằng tại chức hay chính quy cũng đều bình đẳng.
- Nhưng thưa ông, đúng là có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức lợi dụng loại hình đào tạo này để hợp thức các tiêu chuẩn chức vụ?
- Cái đó thì tôi khẳng định là có. Các quan chức không có điều kiện đi học, chỉ ghi tên ở đó. Bằng thật nhưng trình độ giả. Hiện tượng này vài năm nay phải nói là nhiều. Cái đó chúng ta dứt khoát phản đối và cần minh bạch hóa, công khai hóa chuyện tuyển đầu vào cũng như chất lượng đào tạo. Hai khâu này không được làm nghiêm túc thì tại chức rất dễ trở thành nơi hợp thức hóa bằng cấp cho những người cần ghế, cần được bổ nhiệm.
- Vậy phải làm sao đào tạo tại chức không trở thành nơi hợp thức hóa bằng cấp, thưa ông?
- Muốn nâng chất lượng cho tại chức, khâu đầu vào cần được làm chặt chẽ. Chẳng hạn phải hạn chế một tỉ lệ, một quy mô vừa phải, căn cứ trên khả năng của cơ sở đào tạo, chứ không thể ồ ạt và mở rộng.
Thứ hai, phải có nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đặc trưng cho tại chức chứ không bắt buộc người học phải học cao quá như chính quy.
Cũng cần đặt hệ tại chức vào một khung cảnh, một hệ quy chiếu nhất định chứ không thể đặt yêu cầu quá mức của nó. Học tại chức rất có giá trị, đáp ứng được nhu cầu học tập của rất nhiều đối tượng, nhưng phải tăng cường các nguồn lực để việc học tại chức đáp ứng các mục tiêu đề ra.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh-thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội. |
Nếu Nam Định lập hội đồng tuyển dụng và thấy những người có bằng tại chức không đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng và loại họ thì được.
Chất lượng thế nào phải do hội đồng đánh giá, chứ biết đâu hệ tại chức có người giỏi hơn so với bằng cấp chính quy thì sao. Điều này là hoàn toàn có thể.
Không chỉ Nam Định, một số địa phương đã từ chối tuyển dụng đối với bằng tại chức và theo nguyên tắc, điều đó là sai quy định.
Nhà nước có quy định rõ ràng đối với văn bằng các bậc học. Nó là hợp pháp và hợp lý. Nếu từ chối bằng tại chức là làm sai quy định.
- Chủ tịch Nam Định giải thích không phải là không có lý, rằng “trong thời kỳ chiến tranh, đất nước còn bị chia cắt, đời sống người dân khó khăn, không nhiều người học hành đến nơi đến chốn nên mới phải dùng đến việc học tại chức, chuyên tu”. Liệu đã đến lúc bỏ hình thức đào tạo này, thưa ông?
-Không phải. Không thể đồng nhất việc kém trong đào tạo tại chức với loại hình đào tạo tại chức nói chung. Đào tạo tại chức là mô hình tạo điều kiện cho những người không có điều kiện tham gia đào tạo đại học chính quy (thường là tập trung và kéo dài). Đây là một dạng giáo dục thường xuyên cho xã hội và người ta cần.
|
Cho nên theo tôi, vấn đề đặt ra bây giờ không phải là loại bỏ hình thức đào tạo này mà là quản lý ra sao để nó có chất lượng thực sự, để chất lượng ngang bằng với mục tiêu, chứ không bỏ.
Còn việc sử dụng hay không sử dụng tại chức, dứt khoát phải được một hội đồng tuyển dụng công chức đánh giá chất lượng một cách công khai, chứ bằng tại chức hay chính quy cũng đều bình đẳng.
- Nhưng thưa ông, đúng là có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức lợi dụng loại hình đào tạo này để hợp thức các tiêu chuẩn chức vụ?
- Cái đó thì tôi khẳng định là có. Các quan chức không có điều kiện đi học, chỉ ghi tên ở đó. Bằng thật nhưng trình độ giả. Hiện tượng này vài năm nay phải nói là nhiều. Cái đó chúng ta dứt khoát phản đối và cần minh bạch hóa, công khai hóa chuyện tuyển đầu vào cũng như chất lượng đào tạo. Hai khâu này không được làm nghiêm túc thì tại chức rất dễ trở thành nơi hợp thức hóa bằng cấp cho những người cần ghế, cần được bổ nhiệm.
- Vậy phải làm sao đào tạo tại chức không trở thành nơi hợp thức hóa bằng cấp, thưa ông?
- Muốn nâng chất lượng cho tại chức, khâu đầu vào cần được làm chặt chẽ. Chẳng hạn phải hạn chế một tỉ lệ, một quy mô vừa phải, căn cứ trên khả năng của cơ sở đào tạo, chứ không thể ồ ạt và mở rộng.
Thứ hai, phải có nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đặc trưng cho tại chức chứ không bắt buộc người học phải học cao quá như chính quy.
Cũng cần đặt hệ tại chức vào một khung cảnh, một hệ quy chiếu nhất định chứ không thể đặt yêu cầu quá mức của nó. Học tại chức rất có giá trị, đáp ứng được nhu cầu học tập của rất nhiều đối tượng, nhưng phải tăng cường các nguồn lực để việc học tại chức đáp ứng các mục tiêu đề ra.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đào Tuấn/ Lao Động
Bình luận