• Zalo

Năm 2013 'sóng gió' của các đại gia tuổi Tỵ

Kinh tếThứ Tư, 29/01/2014 11:08:00 +07:00Google News

Khép lại năm 2013, nhiều đại gia tuổi Tỵ gặp 'sóng gió' như kinh doanh thua lỗ, vướng tai tiếng về hình ảnh, nhưng cũng có doanh nhân đi lên từ trong khó khăn.

Mai Kiều Liên (Quý Tỵ 1953) - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinamilk

mai-kieu-lien-6852-1390586114.jpg

Bà Mai Kiều Liên, vị nữ doanh nhân quyền lực trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Bước qua tuổi 60, bà Mai Kiều Liên vẫn giữ vững vai trò thủ lĩnh trong doanh nghiệp doanh thu tỷ đôla, được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Nhằm mục tiêu tăng doanh thu lên 3 tỷ USD vào năm 2017, bà Liên và cộng sự đang dốc sức cho chiến lược mở rộng thị trường, thông qua việc đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà máy tại New Zealand, Mỹ và Campuchia.

Bên cạnh đó, Vinamilk vẫn duy trì ổn định hoạt động kinh doanh trong nước. 9 tháng đầu năm, doanh thu công ty vượt một tỷ USD (hơn 23.200 tỷ đồng), tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Với những đóng góp thời gian qua, nhiều người đang đặt câu hỏi liệu ai sẽ xứng đáng thay bà Mai Kiều Liên chèo lái con tàu Vinamilk khi vị lãnh dạo này lui về hậu trường, bởi con đường toàn cầu hóa của doanh nghiệp này mới chỉ ở bước đầu.

Trần Mộng Hùng (Quý Tỵ 1953) - sáng lập viên Ngân hàng Á Châu

tran-mong-hung-9959-1390586114.jpg

Ông Trần Mộng Hùng đã gắn bó với ACB hơn 20 năm và từng có thời gian giảng dạy tại trường ngân hàng.

Năm Quý Tỵ của ông Trần Mộng Hùng có phần phẳng lặng hơn một năm trước, khi vụ lùm xùm bầu Kiên dần lùi xa. Sau khi chuyển giao chức vụ chủ tịch cho thế hệ kế cận là con trai mình Trần Hùng Huy, ông Hùng tiếp tục ở lại ban lãnh đạo và được xem như linh hồn của nhà băng này.

Trong năm qua, hoạt động của ACB đã dần ổn định và kinh doanh có lãi trở lại sau sự cố với bầu Kiên hồi tháng 8/2012. Hết quý III/2013, nhà băng đã tất toán xong hơn 15.500 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi vàng, lãi lũy kế đạt 1.117 tỷ đồng và cao hơn cùng kỳ năm trước 2,8%. 

Dù vậy, dư chấn từ sự cố pháp lý trên vẫn gây ảnh hưởng cho ACB khi hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đánh giá triển vọng của nhà băng này ở mức “tiêu cực” vào tháng 7/2013. Đánh giá này ngay sau đó đã khiến giá cổ phiếu ACB giảm 1,2%.

Nguyễn Tuấn Hải (Ất Tỵ 1965) - Chủ tịch Công ty Đầu tư Alphanam

nguyen-tuan-hai-1622-1390586114.jpg

Ông Nguyễn Tuấn Hải đang trong quá trình chuyển giao cơ ngơi cho thế hệ kế cận.
Năm 2013 là một năm đầy biến động của vị doanh nhân vừa bước sang tuổi 49 Nguyễn Tuấn Hải. Sau 6 năm niêm yết, sắp tới cổ phiếu ALP của Alphanam sẽ phải rời sàn TP HCM sau khi các cổ đông đã biểu quyết thông qua.
Đầu tư tài chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến Alphanam gánh khoản lỗ khủng gần 145 tỷ đồng năm 2012, sang 9 tháng đầu năm, công ty tiếp tục lỗ hơn 170 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi không còn đau đau với giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán, ông Hải ấp ủ kế hoạch chuyển giao công việc kinh doanh cho thế hệ tiếp theo và ví bản thân đã hoàn thành sứ mệnh doanh nhân.
Hiện ông cùng hai người con là Nguyễn Minh Nhật (sinh năm 1988) và Nguyễn Ngọc Mỹ (sinh năm 1992 ) đang dốc sức cho lĩnh vực nông nghiệp, với công ty con là Alphanam Food.

 Đào Văn Khánh (Ất Tỵ 1965) - Tổng giám đốc Công ty Thép Pomina

 Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông Khánh không tiếp tục con đường dạy học mà chuyển hướng sang bôn ba cùng Pomina hơn 20 năm nay.
Doanh nghiệp do ông làm Tổng giám đốc hiện đã có chỗ đứng trên thị trường, lợi nhuận các năm trước đều trên trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, Pomina không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Với việc đưa nhà máy mới công suất một triệu tấn vào hoạt động trong giai đoạn khó khăn, 9 tháng đầu năm, công ty lỗ ròng tới 240 tỷ, đưa  mức lỗ lũy kế lên hơn 236 tỷ đồng và biến mục tiêu hòa vốn hoặc có lãi, cổ tức 10% trở nên xa vời.
Bình luận
vtcnews.vn