Nấc là do kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên sự co thắt đột ngột cơ hoành trong vài giây, cường độ mạnh, dứt khoát nhằm tống khí ra khỏi buồng phổi. Khi luồng khí đi ngang qua dây thanh âm vùng hầu – họng tạo thành tiếng nấc. Nấc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Thông thường, cơn nấc sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn và sau đó tự hết. Tuy nhiên, nếu cơn nấc diễn ra bất thường, đau đớn hay xảy ra mà không có lý do thì chắc chắn sức khỏe của bạn đã có vấn đề.
Trào ngược axit
Nấc thường xuyên có thể là dấu hiệu trào ngược axit. Đây là một căn bệnh tiêu hóa trong đó các axit trong dạ dày nôn ra đến miệng và thực quản, gây cảm giác ợ nóng.
Tuy nhiên, ngoài bị nấc còn có các dấu hiệu như đau dạ dày hoặc tức ngực, cần đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Đột quỵ
Một trong những cảnh báo nghiêm trọng nhất của nấc chính là cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
Khi sắp bị đột quỵ, bệnh nhân thường bị nấc và đi kèm đau ngực, tê nhức, mờ mắt. Tuy nhiên đôi khi cơn nấc quá nặng khiến bệnh nhân không để ý các triệu chứng khác.
Stress
Nhiều nghiên cứu đã kết luận những người chịu nhiều căng thẳng có thể gặp cơn nấc thường xuyên. Vì vậy nếu nhận thấy nấc đi kèm với mức độ stress cao, hãy xem xét những bước thực hiện để khôi phục sự an bình bên trong cơ thể như thiền, tập thể dục, hoặc du lịch…
Vấn đề về thận
Những cơn nấc cũng là dấu hiệu cảnh báo bộ phận thải độc trong cơ thể đang bị suy yếu.
Vì thận chịu trách nhiệm đào thải các cặn bã và nước dư thừa trong cơ thể, nên khả năng làm việc hiệu quả của thận là điều thiết yếu.
Nếu bị nấc kèm với co giật cơ, khát nước quá mức, da nhợt nhạt xanh xao, bạn cần đi khám ngay vì thận đang có vấn đề.
Video: Nhầm lẫn tai hại khiến vết đốt của kiến ba khoang trở nên cực nguy hiểm.
Bình luận