Thời gian tới, giá cả các dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ khác sẽ do Bộ Giao thông Vận tải quyết định.
Ông Lưu Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trước kia Bộ Giao thông Vận tải không quản lý phần giá dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm tại sân bay. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Giá có hiệu lực từ 1/1/2013, việc quản lý giá được phân cấp cụ thể hơn cho các bộ, ngành trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá.
Ông Bình cho biết, Cục Hàng không đã đưa phần quản lý giá dịch vụ phi hàng không vào dự thảo sửa đổi Luật Hàng không dân dụng để trình Chính phủ phê duyệt.
Khi được phân cấp quản lý về giá, việc quản lý giá dịch vụ tại các sân bay sẽ được giao cho các cảng hàng không hiệp thương với đơn vị cung ứng dịch vụ. Sau đó, báo cáo giá lên Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam, khi được chấp thuận giá phải được niêm yết công khai.
“Nếu kiểm tra phát hiện sai phạm thì đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ bị xử lý để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng”, ông Bình cho biết.
Thời gian gần đây, nhiều hành khách than phiền về giá dịch vụ như ăn uống, đồ lưu niệm... tại các sân bay bị đẩy giá lên quá cao, trong khi dịch vụ cung cấp lại không tương xứng. Chính vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa việc quản lý giá vào dự thảo sửa đổi Luật Hàng không dân dụng.
Về đề xuất của một số tập đoàn muốn đầu tư vào các sân bay, sau đó họ được quyền khai thác các dịch vụ tại sân bay đó để thu hồi vốn, ông Bình cho biết vấn đề này đang được Cục Hàng không nghiên cứu.
“Việc đầu tư phải hài hòa lợi ích giữa hai bên, chứ không phải doanh nghiệp cứ đề nghị là chấp thuận và thay đổi ngay”, ông Bình nói.
Theo TBKTSG
Giá cả các dịch vụ như ăn uống, đồ lưu niệm… tại các sân bay thời gian tới sẽ do Bộ Giao thông Vận tải quyết định nhằm tránh tình trạng “chặt chém” hành khách như thời gian qua.
Thời gian tới, giá cả các dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ khác sẽ do Bộ GTVT quyết định. |
Ông Lưu Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trước kia Bộ Giao thông Vận tải không quản lý phần giá dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm tại sân bay. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Giá có hiệu lực từ 1/1/2013, việc quản lý giá được phân cấp cụ thể hơn cho các bộ, ngành trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá.
Ông Bình cho biết, Cục Hàng không đã đưa phần quản lý giá dịch vụ phi hàng không vào dự thảo sửa đổi Luật Hàng không dân dụng để trình Chính phủ phê duyệt.
Khi được phân cấp quản lý về giá, việc quản lý giá dịch vụ tại các sân bay sẽ được giao cho các cảng hàng không hiệp thương với đơn vị cung ứng dịch vụ. Sau đó, báo cáo giá lên Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam, khi được chấp thuận giá phải được niêm yết công khai.
“Nếu kiểm tra phát hiện sai phạm thì đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ bị xử lý để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng”, ông Bình cho biết.
Thời gian gần đây, nhiều hành khách than phiền về giá dịch vụ như ăn uống, đồ lưu niệm... tại các sân bay bị đẩy giá lên quá cao, trong khi dịch vụ cung cấp lại không tương xứng. Chính vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa việc quản lý giá vào dự thảo sửa đổi Luật Hàng không dân dụng.
Về đề xuất của một số tập đoàn muốn đầu tư vào các sân bay, sau đó họ được quyền khai thác các dịch vụ tại sân bay đó để thu hồi vốn, ông Bình cho biết vấn đề này đang được Cục Hàng không nghiên cứu.
“Việc đầu tư phải hài hòa lợi ích giữa hai bên, chứ không phải doanh nghiệp cứ đề nghị là chấp thuận và thay đổi ngay”, ông Bình nói.
Theo TBKTSG
Bình luận