Hoạt động chuyển giao vũ khí trên thế giới đã tăng trong mấy năm gần đây và Mỹ ngày càng chiếm vai trò chi phối đối với hoạt động này.
Báo cáo công bố ngày 21/2 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) cho thấy hoạt động chuyển giao vũ khí trên thế giới đã tăng trong mấy năm gần đây và Mỹ ngày càng chiếm vai trò chi phối đối với hoạt động này trong bối cảnh số lượng vũ khí bán cho các khách hàng châu Á, Trung Đông và châu Phi ngày một lớn.
Theo báo cáo trên, số lượng các vụ chuyển giao vũ khí lớn, bao gồm cả hoạt động mua bán và viện trợ, đã tăng 14% trong giai đoạn 2011-2015 so với 5 năm trước đó.
Các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất là Ấn Độ (chiếm tới 14%), tiếp theo là Saudi Arabia, Trung Quốc và Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Báo cáo chỉ rõ, Mỹ đã bán hoặc viện trợ vũ khí cho 96 quốc gia trên thế giới.
Nhà nghiên cứu Aude Fleurant, Giám đốc Chương trình Chi tiêu Quân sự và Vũ khí của SIPRI, cho rằng các cuộc xung đột trong khu vực và căng thẳng giữa các quốc gia là nguyên nhân của việc Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
Theo bà Aude Fleurant, Mỹ xuất khẩu vũ khí nhiều nhất cho các khách hàng châu Á trong 5 năm qua, trong đó 41% là xuất cho Saudi Arabia và các nước Trung Đông. Ngoài ra, ngành công nghiệp vũ khí nước này hiện vẫn còn một số lượng lớn đơn đặt hàng, trong đó có hơn 600 máy bay tiêm kích đa năng F-35.
Báo cáo của SIPRI vẫn xếp Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới và Ấn Độ tiếp tục là khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Nga. Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt qua Pháp và Đức để trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới, với tốc độ tăng 88% từ năm 2011-2015 so với 5 năm trước đó.
Các khách hàng mua vũ khí “Made in China” chủ yếu là những nước châu Á, đứng đầu là Pakistan và Myanmar. Tuy nhiên, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc chỉ chiếm 5,9% kim ngạch buôn bán vũ khí toàn cầu, kém xa Nga và Mỹ.
Trong giai đoạn này, nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc cũng giảm 25%. Những năm qua, Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp vũ khí trong nước nhằm hỗ trợ các tham vọng hàng hải ngày càng gia tăng của nước này tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Nguồn: Vietnam+
Báo cáo công bố ngày 21/2 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) cho thấy hoạt động chuyển giao vũ khí trên thế giới đã tăng trong mấy năm gần đây và Mỹ ngày càng chiếm vai trò chi phối đối với hoạt động này trong bối cảnh số lượng vũ khí bán cho các khách hàng châu Á, Trung Đông và châu Phi ngày một lớn.
Máy bay F-35 của Mỹ |
Các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất là Ấn Độ (chiếm tới 14%), tiếp theo là Saudi Arabia, Trung Quốc và Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Báo cáo chỉ rõ, Mỹ đã bán hoặc viện trợ vũ khí cho 96 quốc gia trên thế giới.
Nhà nghiên cứu Aude Fleurant, Giám đốc Chương trình Chi tiêu Quân sự và Vũ khí của SIPRI, cho rằng các cuộc xung đột trong khu vực và căng thẳng giữa các quốc gia là nguyên nhân của việc Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
Theo bà Aude Fleurant, Mỹ xuất khẩu vũ khí nhiều nhất cho các khách hàng châu Á trong 5 năm qua, trong đó 41% là xuất cho Saudi Arabia và các nước Trung Đông. Ngoài ra, ngành công nghiệp vũ khí nước này hiện vẫn còn một số lượng lớn đơn đặt hàng, trong đó có hơn 600 máy bay tiêm kích đa năng F-35.
Báo cáo của SIPRI vẫn xếp Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới và Ấn Độ tiếp tục là khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Nga. Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt qua Pháp và Đức để trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới, với tốc độ tăng 88% từ năm 2011-2015 so với 5 năm trước đó.
Các khách hàng mua vũ khí “Made in China” chủ yếu là những nước châu Á, đứng đầu là Pakistan và Myanmar. Tuy nhiên, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc chỉ chiếm 5,9% kim ngạch buôn bán vũ khí toàn cầu, kém xa Nga và Mỹ.
Trong giai đoạn này, nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc cũng giảm 25%. Những năm qua, Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp vũ khí trong nước nhằm hỗ trợ các tham vọng hàng hải ngày càng gia tăng của nước này tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Nguồn: Vietnam+
Bình luận