(VTC News) - Tạp chí Foreign Policy đưa ra hai khó khăn liên quan đến tuyên bố của ông Obama về chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, chỉ huy sư đoàn không vận 10, tướng tư lệnh lục quân Mỹ David Petraeus đã nhắc đi nhắc lại một câu hỏi với Rick Athinson rằng: “Hãy cho tôi biết kết thúc sẽ như thế nào?”.
Câu hỏi không cần câu trả lời, chỉ như lời đùa giữa vị một vị tướng quân đội và một nhà báo, lại trở thành lời cảnh báo cho sự cần thiết phải xác định rõ các mục tiêu và lường trước những kết cục không mong đợi trước khi tiến hành một cuộc chiến tranh.
Câu hỏi không cần câu trả lời, chỉ như lời đùa giữa vị một vị tướng quân đội và một nhà báo, lại trở thành lời cảnh báo cho sự cần thiết phải xác định rõ các mục tiêu và lường trước những kết cục không mong đợi trước khi tiến hành một cuộc chiến tranh.
IS man rợ và bạo lực hơn Al-Qaeda rất nhiều |
Tuần trước, tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra chiến lược trong cuộc chiến do Mỹ đứng đầu nhằm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo đang hoành hành và gây lo ngại cho toàn thế giới. Ông Obama nói: “Mục tiêu của chúng ta đã quá rõ ràng. Chúng ta sẽ làm suy yếu và dần dần tiêu diệt ISIS”.
Tạp chí Foreign Policy nêu ra hai khó khăn liên quan đến tuyên bố của ông Obama về chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
Thứ nhất, các quan chức chính quyền Obama đã đề nghị các quốc gia khác cùng họ tiêu diệt ISIS. Điều này mâu thuẫn hoặc có thể gây hiểu nhầm với những gì mà ông Obama đã tuyên bố trước đó.
Tham mưu trưởng Nhà trắng Denis McDonough gần đây đã tuyên bố: “Chúng ta đạt được thành công khi ISIS không còn đe dọa đến các nước trong khu vực, không còn mối lo ngại của nước Mỹ. ISIS không thể lôi kéo các tín đồ Hồi giáo, không thể đe dọa những người Hồi giáo ở Syria, Iran, Iraq hay bất cứ nơi nào khác”.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn tuyên bố trước Ủy ban Đối thoại của Thượng viện rằng: “Các hoạt động quân sự sẽ chấm dứt khi chúng ta tiêu diệt được khả năng tham gia hoạt động khủng bố trên diện rộng của ISIS, đe dọa đến Iraq, Mỹ và cả khu vực. Đó là mục tiêu của chúng ta”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói với Ủy ban Quân sự Hạ viên rằng “thành công” bao gồm cả “sự ổn định ở Trung Đông”.
Thứ hai, Mỹ và bất kỳ đối tác hay đồng minh nào khác sẽ không bao giờ “tiêu diệt” được ISIS. Bằng chứng để khẳng định điều này rất đơn giản, cả Tổng thống Mỹ George W.Bush và ông Obama đều từng tuyên bố rằng Taliban và al-Qaeda cùng những chi nhánh của chúng đều sẽ bị“ đánh bại” và “tiêu diệt”.
Trong khi đó, quy mô và tính sát thương của các nhóm này đã tăng lên ở hầu hết những nơi mà chúng chiếm đóng.
Lý do mà các tổng thống đưa ra giống như những tuyên bố mang tính chuyên chế và hoàn toàn không thể thực hiện được.
Những tuyên bố đó thiên về văn hóa chính trị Mỹ nhiều hơn là việc đưa ra những mục tiêu chiến dịch quân sự thiết thực.
“Mỹ sẽ cố gắng để làm giảm mối đe dọa mà Nhà nước Hồi giáo ISIS gây ra cho binh lính Mỹ ở khu vực, với quy mô lớn nhất có thể, dựa vào ý chí chính trị và các nguồn lực mà Mỹ và các quốc gia trong khu vực sẵn sàng cam kết”.
Đó là một chiến lược nhằm làm giảm thiểu những mối đe dọa mà ISIS gây ra, kể cả những ảnh hưởng của lực lượng này tại Iraq và khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, sự giảm thiểu và ngăn chặn được ISIS có thể sẽ thúc đẩy các chiến lược chống khủng bố của Mỹ nhắm tới ISIS, nhân cơ hội đó chính quyền ông Obama, cùng với Quốc hội và các phương tiện truyền thông, sẽ làm ra vẻ rằng chiến lược này tiêu diệt được IS.
Vì vậy, khi nghe những lời hứa hẹn từ Nhà Trắng rằng ISIS sẽ bị tiêu diệt, có thể nhiều người sẽ vội vàng tin, nhưng thực tế còn phải xem tại sao đó lại là yêu cầu chính trị khiến giới chức Mỹ phải đưa ra những tuyên bố khó có thể thực hiện được như vậy.
“Mỹ sẽ cố gắng để làm giảm mối đe dọa mà Nhà nước Hồi giáo ISIS gây ra cho binh lính Mỹ ở khu vực, với quy mô lớn nhất có thể, dựa vào ý chí chính trị và các nguồn lực mà Mỹ và các quốc gia trong khu vực sẵn sàng cam kết”.
Đó là một chiến lược nhằm làm giảm thiểu những mối đe dọa mà ISIS gây ra, kể cả những ảnh hưởng của lực lượng này tại Iraq và khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, sự giảm thiểu và ngăn chặn được ISIS có thể sẽ thúc đẩy các chiến lược chống khủng bố của Mỹ nhắm tới ISIS, nhân cơ hội đó chính quyền ông Obama, cùng với Quốc hội và các phương tiện truyền thông, sẽ làm ra vẻ rằng chiến lược này tiêu diệt được IS.
Vì vậy, khi nghe những lời hứa hẹn từ Nhà Trắng rằng ISIS sẽ bị tiêu diệt, có thể nhiều người sẽ vội vàng tin, nhưng thực tế còn phải xem tại sao đó lại là yêu cầu chính trị khiến giới chức Mỹ phải đưa ra những tuyên bố khó có thể thực hiện được như vậy.
Minh Lý
Bình luận