• Zalo

Mỹ muốn hợp tác an ninh hàng hải với VN nhiều hơn

Thế giớiThứ Hai, 30/03/2015 03:00:00 +07:00Google News

Ông Mark Lambert - tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam - nói về hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam.

Ông Mark Lambert - tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam - nói về hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam.

Ông Mark Lambert nói:

Tôi nghĩ lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng mà chúng tôi đang thực hiện với Việt Nam hoàn toàn tương thích với mối quan hệ đối tác toàn diện mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama thông báo vào năm 2013.
 Ông Mark Lambert
Nó cũng tương thích với chiến lược tái cân bằng châu Á của chúng tôi và tương thích với việc hội nhập quốc tế của Việt Nam.

- Thưa ông, hợp tác an ninh quốc phòng được chọn là chủ đề chính của tháng 3 trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Chúng tôi xin bắt đầu cuộc phỏng vấn về mục tiêu và những quan tâm của phía Hoa Kỳ trong việc hợp tác an ninh và quốc phòng với Việt Nam. Hợp tác này có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ?

- Việt Nam rõ ràng quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu Á của chúng tôi. Các phần chính của chiến lược tái cân bằng châu Á của chúng tôi bao gồm tăng cường các đối tác và đồng minh hiện có ở khu vực châu Á, thiết lập những mối quan hệ đối tác mới và tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chiến lược của chúng tôi.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chiến lược tái cân bằng châu Á của chúng tôi không nhằm kiềm chế Trung Quốc. Dù tôi phụ trách mảng chính trị nhưng tôi cho rằng phần quan trọng nhất của chiến lược tái cân bằng châu Á của chúng tôi chính là lợi ích kinh tế.


Hãy xem Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự kiện mà Việt Nam là một trong 12 quốc gia tham gia tiến trình đàm phán. TPP rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược tái cân bằng châu Á của chúng tôi.

Một phần khác của chiến lược tái cân bằng châu Á của chúng tôi là thúc đẩy mối quan hệ với các tổ chức ở châu Á như ASEAN hay Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Mối quan hệ đối tác với Việt Nam sẽ giúp chúng tôi có sự tham gia có ý nghĩa hơn vào những tổ chức này.

- Trong năm lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng chính theo biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2011 (bao gồm: các cuộc đối thoại cấp cao, hợp tác an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc và hỗ trợ nhân đạo), an ninh hàng hải có phải là lĩnh vực ưu tiên?

- Tôi nghĩ lĩnh vực hỗ trợ an ninh hàng hải nhận được nhiều chú ý từ giới truyền thông. Nhưng thực tế là tất cả năm lĩnh vực này đều quan trọng như nhau.

- Ông có thể giải thích rõ hơn về việc Hoa Kỳ quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam?

Tháng 10 năm ngoái, Ngoại trưởng John Kerry nói với Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh rằng Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, trong đó chú trọng đến các vấn đề hàng hải.

Điều này hoàn toàn phù hợp với Biên bản ghi nhớ hợp tác an ninh quốc phòng Việt - Mỹ được ký kết vào năm 2011, trong đó có phần hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật trên biển...

Ngoại trưởng John Kerry có đề cập khoản hỗ trợ 18 triệu USD dành cho Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải nhưng sự hỗ trợ này vẫn đang trong quá trình thực hiện.

- Theo thông tin trên báo chí Việt Nam thì từng có việc nhiều tàu của hạm đội 7 (Mỹ) ghé cảng Cam Ranh sửa chữa tàu. Nhu cầu đó của phía Mỹ hiện nay như thế nào?

 
Chúng tôi cũng đang hợp tác với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quân Việt Nam nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.
 
Chúng tôi rất mong muốn sửa chữa tàu ở Việt Nam bởi vị trí ở Việt Nam rất thuận lợi và chúng tôi cũng mong muốn giúp ích cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng chúng tôi không có nhu cầu ở quân cảng Cam Ranh.


Có thể hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực an ninh hàng hải

- Hoa Kỳ sẽ làm gì để giúp Việt Nam hiện đại hóa năng lực quân sự?

Quan trọng là chúng tôi có những cuộc thảo luận thẳng thắn với Việt Nam, qua đó chúng tôi hiểu rõ Việt Nam thật sự cần gì.

Hãy nhìn lại năm lĩnh vực chính trong lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng của chúng ta. Về các chuyến thăm cấp cao, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ thăm Washington, Đại tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam.

Về lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, hiện có hai binh sĩ Việt Nam đang làm nhiệm vụ ở Sudan. Hiện tại chúng tôi đang giúp Việt Nam xây dựng năng lực cho các bác sĩ và kỹ sư quân đội Việt Nam.

Binh sĩ Việt Nam và binh sĩ Mỹ đang cùng nhau xây dựng những nơi trú ẩn, giúp Việt Nam xây dựng năng lực giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân ở Quảng Ngãi.

Vào tháng 8 năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức một sự kiện quân y lớn bên ngoài Đà Nẵng.

Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng thường xuyên đến Việt Nam phối hợp và trao đổi kinh nghiệm với binh sĩ Việt Nam trong các cuộc cùng làm việc để cứu người khi nhà sập hoặc trong thiên tai.

Chúng tôi cũng đang hợp tác với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quân Việt Nam nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.

Tất cả điều này đều ấn tượng và được đề cập trong Biên bản ghi nhớ hợp tác 2011. Tôi nghĩ là chúng tôi có thể hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

- Trong dịp thăm Hoa Kỳ năm 2013, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ được Thông tấn xã Việt Nam trích lời cho rằng “nếu hai bên cùng nỗ lực xây dựng lòng tin chiến lược thông qua những hành động, hợp tác cụ thể, tăng cường đối thoại để hiểu nhau hơn, giải quyết thỏa đáng những khác biệt đang tồn tại giữa hai nước, thì quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ hợp tác quốc phòng, có nhiều cơ sở để tiếp tục phát triển”. Ông có chia sẻ với ý kiến này không?

Tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã có bài phát biểu ở Đối thoại Shangri-La về sự quan trọng của niềm tin chiến lược. Tôi hài lòng với niềm tin chiến lược giữa hai nước chúng ta.

- Những trở ngại và khác biệt trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay là gì?

Để xây dựng niềm tin chiến lược, chúng ta phải nói về những vấn đề phức tạp. Hãy nhìn lại 20 năm về trước khi chúng ta bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhiều người nói về vấn đề di sản chiến tranh, bom mìn, chất độc da cam.

Tôi nghĩ bạn biết rõ rằng người Việt Nam và người Mỹ đang chung tay giải quyết những vấn đề này và xây dựng niềm tin giữa hai nước là một điều tích cực.

Nhìn về phía trước, tôi lạc quan cho rằng người Việt Nam và người Mỹ có thể cùng nhau bàn luận về những vấn đề này.

Nguồn: Tuổi Trẻ
Bình luận
vtcnews.vn