Trước B-2, các oanh tạc cơ khác của Mỹ là B-1 và B-52 được điều động tới Guam và luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Với khả năng mang theo tên lửa hành trình có khả năng tấn công hạt nhân, B-2 và B-52 được coi là trụ chính trong bộ 3 hạt nhân của Mỹ.
Riêng B-2 có thể mang tới 16 quả bom B-61, vốn được biết tới với sức công phá rất lớn tương đương hàng nghìn tấn thuốc nổ cùng độ chính xác cao. Các phiên bản sửa đổi và bổ sung mới đây của B-61 giúp nó ngày càng trở nên lợi hại nhờ khả năng tiêu hủy các boongke dưới lòng đất.
Trong khi đó, B-52, dù phục vụ trong không quân Mỹ ngót nghét 7 thập kỷ, nhưng nhờ những cải tiến liên tục cộng nhiều năm trở lại đây, được đánh giá là không hề thua kém B-11 và B-2.
Theo một bài báo được đăng tải trên tạp chí an ninh quốc tế của Viện công nghệ Massachusetts, những tiến bộ gần đây trong hệ thống dẫn đường và vũ khí hạt nhân cho phép Mỹ phá hủy toàn bộ cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Video: Phi đội oanh tạc cơ Nga nghiền nát IS dưới mưa bom
Tuy nhiên, bà Melissa Hanham, chuyên gia cao cấp của Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Đông Á thuộc Viện nghiên cứu Middlebury cho rằng Mỹ đang gặp khó khăn trong việc xác định các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Điều này sẽ gây trở ngại rất lớn trong kế hoạch tấn công hạt nhân chiến lược của Washington bởi chỉ một tính toán sai lầm và thông tin tình báo không chính xác, Mỹ chắc chắn sẽ phải trả giá.
Bình luận