Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, quan hệ kinh tế Việt - Mỹ đã có sự khởi sắc rõ rệt khi Việt Nam trở thành một trong 10 nước xuất siêu sang Mỹ và Mỹ là nhà đầu tư FDI lớn thứ 7 tại Việt Nam.
Việt Nam xuất siêu sang Mỹ
Từ năm 1995, khi lệnh cấm vận được bãi bỏ và bình thường hóa quan hệ, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng lên. Từ năm 2001 - năm đầu tiên khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương, lần đầu tiên kim ngạch vượt qua mốc 1 tỷ USD.
Phòng Thương mại Mỹ hồi tháng 2/2015 cho biết, Việt Nam là một trong 10 nước xuất siêu sang nước này. Tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương với Việt Nam đã tăng từ mức 1 tỷ USD năm 2013 lên 36,3 tỷ USD năm 2014.
Về phía Việt Nam, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng phản ánh Mỹ đang là đối tác xuất khẩu lớn nhất với 28,7 tỷ USD năm 2014, gần gấp đôi nước hai nước đứng sau là Trung Quốc và Nhật Bản.
Năm 2015 mới qua một nửa thời gian đã đạt 15,7 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Với tiến độ này cả năm sẽ cán mốc 34 tỷ USD. Với việc Việt Nam gia nhập TPP, kỳ vọng con số này còn cao hơn nữa.
Những mặt hàng Mỹ “chuộng” của Việt Nam
Năm 2014, trong tổng số 23 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên, thì riêng Hoa Kỳ đã có 7 mặt hàng. Trong 6 tháng 2015, có 15 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là dệt may; giày dép,...
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Mỹ bao gồm: Thức ăn gia súc và nguyên liệu; bông các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị và phụ tùng...
Mỹ là nhà đầu tư FDI lớn thứ 7
Xếp vị trí thứ 7 trong 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nửa thập niên trở lại đây nguồn vốn FDI từ Mỹ thông qua các thương hiệu mới vẫn không ngừng chảy vào Việt Nam.
Cụ thể, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp Mỹ đã đăng ký đầu tư vào 26 dự án với số vốn 87,42 triệu USD.
Tính đến ngày 20/6/2015, tại Việt Nam có 748 dự án đầu tư của Mỹ còn hiệu lực, với số vốn đăng ký 11,1 tỷ USD.
Nguồn: Diễn đàn Đầu tư
Việt Nam xuất siêu sang Mỹ
Từ năm 1995, khi lệnh cấm vận được bãi bỏ và bình thường hóa quan hệ, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng lên. Từ năm 2001 - năm đầu tiên khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương, lần đầu tiên kim ngạch vượt qua mốc 1 tỷ USD.
Phòng Thương mại Mỹ hồi tháng 2/2015 cho biết, Việt Nam là một trong 10 nước xuất siêu sang nước này. Tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương với Việt Nam đã tăng từ mức 1 tỷ USD năm 2013 lên 36,3 tỷ USD năm 2014.
Về phía Việt Nam, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng phản ánh Mỹ đang là đối tác xuất khẩu lớn nhất với 28,7 tỷ USD năm 2014, gần gấp đôi nước hai nước đứng sau là Trung Quốc và Nhật Bản.
Số liệu: Tổng cục Hải quan |
Những mặt hàng Mỹ “chuộng” của Việt Nam
Năm 2014, trong tổng số 23 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên, thì riêng Hoa Kỳ đã có 7 mặt hàng. Trong 6 tháng 2015, có 15 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là dệt may; giày dép,...
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Mỹ bao gồm: Thức ăn gia súc và nguyên liệu; bông các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị và phụ tùng...
Số liệu: Tổng cục Hải quan |
Xếp vị trí thứ 7 trong 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nửa thập niên trở lại đây nguồn vốn FDI từ Mỹ thông qua các thương hiệu mới vẫn không ngừng chảy vào Việt Nam.
Cụ thể, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp Mỹ đã đăng ký đầu tư vào 26 dự án với số vốn 87,42 triệu USD.
Tính đến ngày 20/6/2015, tại Việt Nam có 748 dự án đầu tư của Mỹ còn hiệu lực, với số vốn đăng ký 11,1 tỷ USD.
Số liệu: Cục đầu tư nước ngoài |
Nguồn: Diễn đàn Đầu tư
Bình luận