Ngày 14/5, Tập đoàn sản xuất quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ cho biết, họ đang chào bán một loại tàu chiến đa năng tại khu vực Đông Nam Á, mà theo họ là sẽ dựa vào kinh nghiệm của chương trình sản xuất Tàu tuần duyên (LCS) cho Hải quân Mỹ.
Trong một cuộc họp báo cùng ngày tại Triển lãm và Hội thảo Quốc phòng Hàng hải Quốc tế đang diễn ra tại Singapore, các quan chức của công ty này đã quảng cáo loại tàu chiến đấu đa năng này, hay MCS, là "một giải pháp để bảo vệ các vùng biển Đông Nam Á."
Tàu tác chiến ven bờ LSC-2 lớp Independence |
Giống như lớp tàu LCS, tàu chiến đa năng này có thể thực hiện nhiệm vụ tại các vùng biển nông và ven bờ. Tàu lớp này có tốc độ nhanh và cơ động cao, ông Neil King, giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh quốc tế bộ phận tàu chiến và các hệ thống hàng không của Lockheed Martin, cho biết.
Lockheed Martin, công ty đang chế tạo lớp tàu tuần duyên Freedom cho Hải quân Mỹ, cho biết họ có thể cung cấp nhiều mẫu thân tàu khác nhau. Thiết kế này đã được chứng minh với nhiều kích cỡ khác nhau, từ 67 mét đến 150 mét, công ty này cho biết.
Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này, USS Freedom đã neo đậu tại Căn cứ hải quân Changi của Singapore kể từ khi đến Singapore hồi tháng 4 trong đợt triển khai đầu tiên ra nước ngoài kéo dài 8 tháng.
Hôm 14/5, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh tác chiến Hải quân Mỹ, cho biết tại một cuộc họp riêng rẽ tại triển lãm này rằng bộ trưởng quốc phòng nhiều nước khác đã có ấn tượng đối với kết cấu của lớp tàu tuần duyên này.
Ông cho biết Mỹ đang tính toán triển khai chiếc tàu LCS thứ 2 đến Singapore vào khoảng giữa năm 2015 theo kế hoạch triển khai 4 chiếc tàu chiến loại này tới Singapore.
Họ cũng đang cân nhắc triển khai tới 11 chiếc tàu tuần duyên tới khu vực này vào cuối thập niên này hoặc vào năm 2021 hoặc 2022. Ngoài Singapore, các tàu tuần duyên này cũng sẽ được triển khai tới Nhật Bản để thay thế một số tàu chiến cũ đang đồn trú tại đây.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 lớp Freedom |
Các quan chức Lockheed Martin tham gia triển lãm cho biết loại tàu này chủ yếu nhằm cạnh tranh với các khinh hạm. Họ hy vọng chi phí của tàu LCS sẽ giảm khi họ giành được nhiều đơn đặt hàng hơn.
Gần đây, Chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ Ray Mabus đã cho rằng, chi phí sẽ giảm từ khoảng hơn 430 triệu USD đối với chiếc tàu đầu tiên xuống còn 350 triệu USD đối với 10 chiếc theo hợp đồng hiện tại.
Tính đến thời điểm này, Hải quân Mỹ đã đặt mua 24 chiếc tàu tuần duyên. Theo Kế hoạch đóng tàu 30 năm mới được công bố hồi giữa tháng 4, họ có kế hoạch sẽ mua đến 52 chiếc tàu LSC trước năm 2029.
TheoĐức Hùng/Đất việt
Bình luận