Theo thông báo, thỏa thuận bán vũ khí quân sự cho nước ngoài của Mỹ bao gồm 600 tên lửa Patriot PAC-3 MSE do Lockheed Martin sản xuất, trong đó có 10 tên lửa có thể mua ngay.
Hôm 15/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo đến Quốc hội Mỹ để xin sự chấp thuận đối với thỏa thuận. Thời gian qua, Đức tăng cường đầu tư vào năng lực phòng thủ tên lửa và không quân khi gửi hệ thống Patriot cũng như tên lửa đánh chặn tới Ukraine để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Nga.
Đức đã đặt hàng hệ thống Patriot do tập đoàn RXT sản xuất trị giá 1,2 tỷ USD và 1,2 tỷ USD dành cho thành phần hệ thống vào tháng 7. Kết hợp cả hai hợp đồng, tập đoàn Raytheon sẽ cung cấp 8 đơn vị hỏa lực Patriot hoàn chỉnh.
Tập đoàn Raytheon cũng nhận hợp đồng trị giá 478 triệu USD từ NATO vào đầu tháng này để bổ sung tên lửa dẫn đường nâng cao Patriot hay GEM-T do Đức gửi đến Ukraine. Hợp đồng này xuất phát từ quan hệ đối tác giữa Ukraine, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Đức, đây đều là những quốc gia đồng ý tài trợ cho việc mua sắm tên lửa GEM-T để bổ sung kho dự trữ.
Ngoài ra, những quốc gia trên đồng ý đặt hàng tới 1.000 tên lửa GEM-T như một phần của hợp đồng sản xuất và giao hàng vũ khí trị giá 5,5 tỷ USD từ liên doanh giữa MBDA Đức và Raytheon.
Sự thống trị của Patriot tại Ukraine thu hút sự chú ý mới và khách hàng tiềm năng từ khắp nơi trên thế giới. Đức là nước sử dụng Patriot lâu năm. Patriot đóng vai trò hệ thống phòng không cho 19 quốc gia, trong đó 15 quốc gia sử dụng PAC-3 MSE cho kho tên lửa riêng mình.
Lockheed Martin chế tạo 550 tên lửa mỗi năm nhằm bổ sung cho các tên lửa PAC-3 MSE gửi đến Ukraine. Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo 350 tên lửa vào năm 2018 và tăng con số đó lên 500/năm trước khi xung đột quân sự nổ ra ở Ukraine.
Tập đoàn Lockheed Martin cũng đầu tư nội bộ để tăng sản lượng 650 tên lửa PAC-3 MSE hàng năm vào năm 2027 tại cơ sở sản xuất Camden, Arkansas.
Bình luận