Tại dự án Luật Thủ đô trình Quốc hội khóa XII trước đó thì điều kiện để đăng ký thường trú phải “Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê lâu dài ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ hai năm trở lên”
Dự luật lần này quy định người đang tạm trú ở nội thành được đăng ký thường trú ở nội thành khi đáp ứng đủ các điều kiện: “Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên; nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú”.
Tại buổi làm việc của UB TVQH cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (17/8), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, qua thẩm tra, Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định này. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn băn khoăn về tính khả thi của quy định, vì người dân nếu không được đăng ký thường trú vẫn có thể “lách” bằng cách tạm trú tại nội thành mưu sinh, gây áp lực lên cơ sở hạ tầng của Hà Nội.
Về quy định này, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, TVQH thống nhất với nội dung nêu trong dự luật, tuy nhiên cần quy định để “đừng vượt quyền của công dân trong Hiến pháp”.
UBTVQH đề nghị cùng với quy định của dự thảo, cần có thêm giải pháp tổng thể, đồng bộ về phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch, như chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ra khỏi nội thành; giảm bớt việc xây nhà cao tầng… thì mới giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Dự án Luật Thủ đô sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để tiếp tục đưa dự luật ra thảo luận và thông qua tại Quốc hội vào tháng 10 tới.
Luật Cư trú 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định, muốn nhập hộ khẩu vào Hà Nội chỉ cần “có chỗ ở hợp pháp và tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ một năm trở lên; nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.ỗ ở đó từ hai năm trở lên”. |
Trần Vũ
Bình luận