Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Trong đó có quy định, các hành vi cố ý trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là tội phạm và bị xử lý hình sự.Như vậy, từ ngày 1/1/2018, mọi hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN đều có thể bị xử lý hình sự, phạt tiền, thậm chí phạt tù.
Mặc dù đã có luật, nhưng không nhiều người lao động biết đến và sử dụng được luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyên: "Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động về BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, về BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT, về BHTN theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Vì vậy, trường hợp người lao động thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại khi người sử dụng lao động trốn đóng BHXH thì người lao động có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho công đoàn cơ sở làm người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Ủy quyền cho công đoàn cơ sở (nếu có)
Theo quy định tại Khoản 8, Điều 10, Luật công đoàn thì tổ chức công đoàn có trách nhiệm “Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền”.
Video: Muốn hưởng 75% lương hưu từ 2018, lao động nữ phải biết điều này
DIỄN BIẾN LIÊN QUAN:
>> Giao lưu trực tuyến: Xử lý hình sự hành vi gian lận, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN
>> Nhận diện một số thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: + Nộp trực tiếp tại Tòa án; + Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; + Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Sau khi nộp đơn, người lao động, tổ chức sẽ tiếp tục thực hiện trình tự khởi kiện, tố tụng theo yêu cầu của tòa án.
Ngoài ra, ông Bình khuyên, người lao động nếu muốn khởi kiện công ty, đơn vị vi phạm, BHXH, BHYT, BHTN ra tòa cần theo dõi thường xuyên thông tin đóng BHXH để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ tùy từng trường hợp cụ thể về mức độ, doanh nghiệp có khó khăn không hay vẫn hoạt đồng bình thường để cân nhắc việc khởi kiện.
Phối hợp với công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thông tin, phản ánh tới cơ quan BHXH về hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bình luận