• Zalo

Muốn chửi khi bị Trang Hạ túm cổ áo nhấc lên?

Văn hóa - Giải tríThứ Hai, 16/03/2015 02:15:00 +07:00Google News

(VTC News) - Có phải bạn chỉ cảm thấy muốn chửi khi bị Trang Hạ túm cổ áo nhấc lên? - Trang Hạ.

(VTC News) - Có phải bạn chỉ cảm thấy muốn chửi khi bị Trang Hạ túm cổ áo nhấc lên? - Trang Hạ.

Sau những ồn ào dư luận về quan niệm 'Đàn ông về nhà chỉ ăn - tắm - ngủ khác gì con lợn' của nhà văn Trang Hạ cách đây ít ngày, nữ nhà văn cá tính đã có những trải lòng rất thẳng thắn, về những chỉ trích mình phải nhận sau bài báo, cũng như lý do vì sao chị luôn nói lên tiếng nói mạnh mẽ của nữ quyền, và cả những điều ít người biết phía sau thân phận bao người phụ nữ mà Trang Hạ đã chứng kiến, đã cảm nhận...

- Dường như không nhiều người biết, hình ảnh ‘con lợn’ gây bão dư luận những ngày vừa qua đã được Trang Hạ viết trong một cuộc đối thoại từ cách đây vài năm?


Bài phỏng vấn gần đây chỉ là bài thiết kế dựa trên một bài đã có từ cuối năm 2012. Ở trong bài gốc, có một phần mở đầu thế này:

Có lần, tạp chí Playboy từng đăng nguyên văn một khuyến cáo, chữ đậm, dài ngang hai trang: ‘Đàn bà làm nhiều việc nhà sẽ giảm hào hứng với sex!’. Khổ nỗi, chẳng mấy đàn ông đọc được thông điệp ấy vì đàn ông xem Playboy toàn mù chữ, họ chỉ xem  mỗi ảnh minh họa thôi.

Và có bà vợ, thất bại sau khi đòi chồng bớt chầu bia bọt buổi chiều để về nhà giúp vợ lúc chiều tối, bèn gửi tin nhắn tối hậu thư vào máy di động cho chồng: Về nhà! Hoặc là ngay bây giờ, hoặc là không bao giờ!

Ông chồng đáp lại: Nhà tôi mua, máy giặt tôi sắm, vợ tôi bỏ tiền ra cưới! Thế mà có mỗi đi chợ, nấu cơm, tắm cho con và lau nhà mà bà cũng phải gọi chồng về ư? Bà nghĩ xem bà thông minh hay ngốc nghếch?

Bà vợ nói: Thế tôi cho ông ăn ngày ba bữa chẳng thiếu bữa nào, ngày nào tôi cũng cho ông ngủ, thỉnh thoảng tôi lại còn vào tắm cho ông nữa! Thế thử hỏi ông khác con lợn ở chỗ nào?

Đó là lời của nhân vật nằm trong bối cảnh câu chuyện đó, bản gốc không phải Trang Hạ nói.

Còn khi bài báo được giật title khác đi và gây bão dư luận thì đó là vấn đề của báo chí, không phải vấn đề của Trang Hạ.

Nhưng có một điều đọng lại, đó là tất cả mọi sự hài hước của đàn bà, không thể nào che đậy được sự bi thảm của thực tế.
trang hạ
Nhà văn Trang Hạ 
- Chị cảm thấy như thế nào, trước cơn bão dư luận bàn về ‘con lợn’, trong đó không ít lời chỉ trích Trang Hạ?

Tôi cảm thấy rất bình thường, bởi phản ứng của dư luận không phải vấn đề của tôi, cả khi cần đối thoại tôi cũng chẳng thấy có vấn đề gì cả.

Còn nếu dư luận nhảy chồm chồm, thì tự dư luận phải kiếm thuốc an thần, tôi không có nhu cầu và khả năng nhét thuốc an thần vào miệng người khác.

Nếu bạn để ý, sẽ thấy không chỉ câu chuyện ‘Con lợn’ cách đây vài năm, mà tất cả những gì tôi viết ra cách đây 5 năm, 10 năm vẫn nguyên tính thời sự. Từ Đàn bà 30 đến Tình nhân không bao giờ đòi cưới…tất cả vẫn được đón nhận như  thể vấn đề tôi nói đến là của ngày hôm nay.

Và điều đó thú vị không? thú vị chứ. Còn gì thú vị hơn khi người viết được náu mình quan sát mọi buồn vui đau khổ của đời sống, để rồi thấm thía cảm nhận nó. Chất báo chí trong văn chương giúp mọi đề tài của tôi gần nhất với đời sống.

- Mong muốn của chị sau những ngôn từ ấy, để đàn ông thức tỉnh hay để phụ nữ nên có một sự phản kháng mạnh mẽ hơn?

Tôi nghĩ rằng sau bài phỏng vấn ấy có rất nhiều người giật mình, và những người giật mình đều là người trong cuộc.

Còn những người không phải trong cuộc sẽ nói: Sao cô này cô đanh đá thế, sao cô ấy bạo miệng thế? và họ sẽ đùa nhau “ra đây rửa bát đi nào nếu không anh sẽ thành một con lợn đấy”, hoặc “không sao, em rửa bát cho anh, em yêu con lợn này lắm”, tức là họ không thấy họ là người trong cuộc.

Vậy thì ai sai ai đúng ở đây? Đám đông đúng hay tư tưởng tiến bộ đúng?

Thứ hai, có rất nhiều người một mặt cảnh giác cao độ với truyền thông, họ cho tất cả những thứ họ xem là quảng cáo hoặc có những mục đích PR phía sau, nhưng một mặt rất a dua, như trong vụ ‘Con lợn’ là sự a dua.

 

Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng nói của phụ nữ bởi bạn chỉ đau khi bạn bị đấm, chỉ cảm thấy muốn chửi khi bị Trang Hạ túm cổ áo nhấc lên...
 
Vậy tôi tự hỏi sự cảnh giác với truyền thông của bạn đi đâu mất rồi, đấy là bạn tự trở thành nạn nhân chứ có ai ép được bạn.


Và điều cuối cùng, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng nói của phụ nữ bởi bạn chỉ đau khi bạn bị đấm, chỉ cảm thấy muốn chửi khi bị Trang Hạ túm cổ áo nhấc lên, còn khi người phụ nữ khó khăn, những người phụ nữ không phải là bạn, thì bạn dửng dưng vô cảm.

Bạn đã từng nhìn thấy người đàn bà vừa đạp xe vừa khóc chưa? Có bao giờ bạn thấy đau vì những điều đó hay bạn nghĩ lỗi không phải do bạn gây ra, bạn không có nhu cầu bận tâm về xã hội này?

Có lẽ Trang Hạ chỉ khác mọi người một chút thế thôi, đó là khi nhìn thấy những điều tồi tệ trong đời sống người khác, thì mình cảm thấy mình là người có phần trách nhiệm xã hội.

Bởi một người đang làm trong môi trường truyền thông mà không tạo ra một cuộc truyền thông tích cực để thay đổi xã hội đang trì trệ này.
đàn ông làm việc nhà
Khi đàn ông làm việc nhà (ảnh minh họa)

- Trong cuộc sống gia đình của chị, có tìm được tiếng nói chung trong việc san sẻ những công việc thường ngày?


Trong gia đình tôi, hai vợ chồng làm thì cùng làm, nghỉ thì cùng nghỉ. Còn trong lúc bố mẹ nấu cơm, con làm được việc gì thì làm, ví dụ kiễng chân bắc ghế lấy bát đũa chẳng hạn. Hay rửa trái cây, cho mèo ăn…

Gia đình tôi có một đặc điểm, là khi khách của tôi đến chồng tôi lo giúp hết mọi thứ để tôi ngồi tiếp khách. Còn khi khách của chồng đến, thì tôi lại đảm nhận hết mọi thứ từ chợ búa, ăn uống, rửa bát… Điều đó cực kì thú vị, nó khiến cả hai đều cảm thấy đang được người kia chăm sóc rất tốt.

- Trang Hạ vẫn được coi là nhà văn có tiếng nói mạnh mẽ “đấu tranh” cho nữ quyền, khi những tác phẩm và phát ngôn của chị, phần nhiều là về những thân phận người phụ nữ?


Tôi không dám nhận mình là đấu tranh cho nữ quyền, tôi chỉ nhận mình là người chữa lành những vết thương rất tốt, gần như một đơn thuốc giảm đau. Vâng, thuốc chữa bệnh, chứ không phải liều thuốc an thần!

Người ta hỏi làm sao tôi có thể gặp nhiều số phận đến thế, câu trả lời chỉ có thể bạn là ai và tôi là ai mà thôi.

Đứng trước một con người, người ta quỳ xuống van xin và rơi nước mắt, có thể đối với bạn đó chỉ là một người rách việc, còn đối với tôi thì đó là một thân phận. Tôi đưa những thứ mình mắt thấy tai nghe, hoặc trải nghiệm, nhìn dưới góc nhìn khác vào các tác phẩm.

Có nhiều số phận gia đình mà nếu cho tôi ngồi viết tiểu thuyết, tôi có thể viết hàng trăm cuốn về tất cả những điều mình đã từng gặp, nên tôi không cần tưởng tượng. Bởi đó là những thứ mình đã trải nghiệm.

- Nhưng dường như những người phụ nữ hiện lên dưới ngòi bút chị, đều rất đáng thương. Chị trải nghiệm từ cuộc đời mình, hay từ những số phận xung quanh để cái nhìn về người phụ nữ luôn trở nên đáng thương như thế?

Có hai giai đoạn tôi rất nhớ trong cuộc đời mình, đó là năm 1996 và năm 2006.

Năm 1996 tôi làm biên tập của báo Hoa học trò, ngày nào tôi cũng nhận được rất nhiều thư kêu cứu, không ghi địa chỉ, của những em gái bị cưỡng bức, bị hãm hiếp, bị bố lạm dụng tình dục, bị thầy giáo lợi dụng, bị bác bảo vệ nhà trường ép vào một góc… nhưng đặc biệt không có thư nào của em trai kêu cứu cả, nếu có thì chỉ là những câu chuyện đại loại như bố đi tù, em bị các bạn ở lớp xa lánh, gửi về cho chị Thương Thương, rồi buổi trưa trốn ngủ, tôi ngồi bóc thư giúp và đọc để phân loại tìm bản thảo truyện ngắn.

Những lá thư ấy làm cái nhìn của tôi về cuộc sống khác hẳn, hóa ra có bao nỗi đau đớn ở trong cuộc sống mà mình không hề biết vì mình là người quá sung sướng.

Mình lớn lên ở đô thị, được ăn học đầy đủ, mình lại có chút tài lẻ để kiếm sống, 20 tuổi mình đã mua được nhà, mua được xe, chưa tốt nghiệp đại học mình đã được Hoa Học Trò đón về cưng như trứng, mình giống y như một bông hồng, mà lại là bông hồng không phải gió sương mà để trong tủ kính.

Nhưng qua những lá thư ấy, tôi đã thấy cuộc sống dưới một chân dung khác, nó đầy tàn nhẫn đối với những người phụ nữ. Và điều tàn nhẫn hơn nữa, có rất nhiều lá thư tôi muốn gửi cho công an nhưng không hề có địa chỉ, bởi vì các em thấy nhục nhã, xấu hổ, các em tìm một địa chỉ vu vơ để tâm sự, rồi tiếp tục chịu đựng.

Tôi cảm thấy day dứt khi không thể có một cách nào đó để bảo vệ các em, nếu không bảo vệ được thể xác, thì cũng là tâm hồn, nhưng các em không hề ghi địa chỉ. Thậm chí đôi khi dấu bưu điện là Thanh Hóa, nhưng các em lại ghi nơi gửi Nam Định, để che giấu quê quán thực sự cho khỏi xấu hổ.

Tôi phát hiện ra một thứ bi kịch, rằng nếu bạn có cuộc sống sung sướng quá, bạn giỏi quá, mạnh quá, bạn có thể cùng lúc lên mạng bằng 5 tài khoản trên máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh…thì chắc bạn không bao giờ hình dung được có những người chỉ cần thét lên một tiếng để kêu cứu cũng không thét lên được. Nhưng, sự im lặng của phụ nữ nào che giấu được sự bi thảm của cuộc sống?

Ai đã bịt miệng họ? Có thể vô tình là thầy cô giáo, bố mẹ, giáo dục nhà trường. Bởi đơn giản chúng ta được dạy nghe lời nhiều hơn phản kháng, chúng ta được dạy đồng thuận hoặc là đoàn kết, chứ chẳng có ai dạy chúng ta đi phản biện cả. Và điều đó nó thành thâm căn cố đế trong xã hội này rồi.

Khi đó tôi nghĩ, chân dung người đàn bà không giống như mình từng nghĩ, nếu như bạn không nghe thấy tiếng nói thầm của họ, bằng cách này hay cách khác, bạn không nghe thấy tiếng kêu câm lặng của họ thì bạn là người nhởn nhơ, đập bàn và hét lớn chứ không phải là cái người mà ngồi lắng nghe tiếng nói thủ thỉ.

Và mấy ngày vừa rồi tôi thấy những người gào thét rất nhiều, đập bàn rất nhiều, nhưng không có ai nhìn nhận
 

mấy ngày vừa rồi tôi thấy những người gào thét rất nhiều, đập bàn rất nhiều, nhưng không có ai nhìn nhận lại mình cả.
 
lại mình cả.


Đến năm 2006 là thời điểm tôi nhận dự án về người Việt di dân tại nước ngoài, rất nhiều cô dâu người Việt Nam đã đến xin lời khuyên, và vì thế có thể trong một năm tôi tiếp xúc với hàng trăm cô dâu, chú rể, đến tận nhà họ lắng nghe và tìm cách giải quyết cuộc đời họ.

Có quá nhiều thứ mà không trí tưởng tượng nào tưởng tượng ra được, kiểu như một cô ngủ với chồng, mỗi lần ngủ thì vạch một vạch lên tường để cuối tháng tính tiền, có cô gái chịu đựng cảnh làm vợ chung cho cả gia đình, hoặc có ông chồng đăng thông tin tìm vợ như người ta đi tìm chó lạc vậy… Bạn sẽ nghĩ gì về người đàn bà ấy và cuộc hôn nhân ấy?

Hoặc có những ông chồng đưa tang chứng vợ ngoại tình ra, và cô vợ người Việt Nam có lỗi, vậy thì Trang Hạ bênh đồng bào hay bênh sự thật?

Hai dấu mốc quan trọng ấy đã làm thay đổi nhiều suy nghĩ trong tôi, và nó giúp tôi viết nên chân dung những người phụ nữ trong các tác phẩm của mình.

Và trong mỗi tác phẩm của tôi đều có quan điểm cá nhân rất mạnh mẽ, tôi rất trân trọng cuộc sống, và tiếng nói con người luôn được đặt cao hơn.

Trước đến giờ, sản phẩm của tôi đều có một nhóm công chúng nhất định, tôi chưa từng thấy nhà văn nào làm thỏa mãn tất cả công chúng cả, tôi chưa thấy nhà báo nào chinh phục tất cả các lứa độc giả.

Thế nên trong những ngày vừa qua có rất nhiều người nhảy chồm chồm lên, bởi họ không phải độc giả của tôi trong bài viết đó. Nếu họ biết rõ giá trị người đàn ông của họ nằm ở đâu, thì cớ sao, lại sợ hãi một câu nói của người khác tới mức độ như thế?

Xin cảm ơn nhà văn Trang Hạ!

An Yên (thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn