(VTC News) - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng trong việc quản lý thuốc hiện nay.
Sáng 19/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật Dược (sửa đổi). Theo báo cáo thẩm tra dự án Luật Dược (sửa đổi), Ủy ban về các vấn đề xã hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật Dược.
Sáng cùng ngày, VTC News đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bên lề Quốc hội để làm rõ hơn quan điểm của bộ trưởng về việc có đại biểu cho rằng hiện nay mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không cần đơn thuốc...
- Thưa bà, hiện nay cùng một loại thuốc nhưng có nhiều loại giá khác nhau. Luật sửa đổi lần này có khắc phục được thực trạng này không?
Việc quản lý giá công khai minh bạch và thực hiện theo các luật hiện hành là Luật về giá, Luật đấu thầu và thực hiện theo Nghị định hướng dẫn về đấu thầu thuốc mà Chính phủ đã ban hành.
Theo đó, việc đấu thầu thuốc sẽ có một số nội dung chính sửa đổi là ưu tiên cho thuốc gốc, thuốc nội. Ưu tiên đấu thầu tập trung ở cấp quốc gia.
Về cơ quan quản lý giá, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giá. Tuy nhiên phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để thực hiện đúng luật đấu thầu và luật giá.
Việc quản lý giá thuốc ở nước ta phải tuân theo hai hình thức, một là theo thị trường; hai là quản lý giá một cách công khai, minh bạch với thuốc do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy nó cũng khắc phục được cơ bản chênh lệch giá quá lớn giữa các địa phương, sẽ không có tình trạng kê khai giá một cách cao quá mức.
- Nhiều đại biểu phản ánh việc mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không cần đơn thuốc. Bộ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Đúng là hiện nay có thực trạng mua thuốc không cần đơn tại tất cả các toa thuốc mặc dù luật năm 2005 đã quy định bán thuốc phải theo toa. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.
Thứ nhất, người dân khi mắc những bệnh đơn giản, họ không muốn đi khám bệnh. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu chưa thể bao phủ đến hết người dân nên mỗi khi có bệnh người dân đều đến các tiệm thuốc tự mua.
Thứ hai là các nhà thuốc đạt chuẩn GPP không thực hiện nghiêm luật bán hàng theo toa.
Thứ ba là cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa một cách tương đối dễ dàng. Tình trạng này dẫn tới việc nguy hiểm là có thể dẫn đến kháng thuốc, kháng kháng sinh. Vấn đề này, Bộ Y tế hiện nay đang quyết liệt vào cuộc.
- Biện pháp để khắc phục tình trạng “mua thuốc dễ như mua mớ rau” là gì thưa bà?
Trong thời gian tới, để khắc phục, Bộ Y tế tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có toa ở các quầy thuốc bán lẻ.
Thứ hai là kiểm tra gắt gao, chỉ đạo các địa phương, sở y tế, các cơ quan thanh tra các địa phương phải thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ.
Bên cạnh đó, cần tuyên tuyền rộng rãi đến người dân phải mua thuốc theo đơn, nếu không rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.
- Tính đến thời điểm này Việt Nam có 180 nhà máy và xưởng chế biến thuốc tân dược, dược liệu. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng ngành sản xuất thuốc trong nước chưa đạt yêu cầu?
Hiện nay, nhiều nước châu Âu phải nhập nguyên liệu thuốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cần tập trung phát triển thế mạnh, ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu từ dược liệu.
Thứ hai là khuyến khích thuốc chế biến từ nguồn dược liệu và thuốc dược liệu cũng như thuốc y học cổ truyền và khuyến khích phát triển y học cổ truyền, có chương riêng về dược liệu, thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền.
- Việt Nam đang nhập khẩu rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chưa có quy định việc nhập khẩu thuốc phải đến trực tiếp nước sản xuất kiểm tra thực tế?
Bộ Y tế cũng đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra ,thẩm định các cơ sở sản xuất khi họ đăng ký hồ sơ để nhập khẩu thuốc. Nhưng tuy nhiên chưa làm được tất cả.
Trong dự thảo Luật Dược sẽ có quy định đối với thuốc nhập khẩu phải có kiểm tra cơ sở sản xuất ở nước ngoài, khi họ đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam để bảo đảm công bằng giữa nhà sản xuất trong nước và nhà sản xuất có thuốc nhập khẩu từ nước ngoài vào.
- Hiện nay, tình trạng thuốc giả tràn lan trên thị trường có cách nào giải quyết không, thưa bà?
Thuốc giả là một tồn tại mà nước nào cũng có. Tuy nhiên qua việc hậu kiểm, Bộ Y tế phát hiện thuốc giả ở Việt Nam thấp hơn so với quy định của tổ chức quốc tế.
Việc chống hàng giả, hàng nhái vừa thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế lại vừa liên quan đến bộ ban ngành khác.
Hiện chúng ta đang có Ủy ban Quốc gia về phòng chống hàng giả 389 cùng với sự kết hợp của Bộ Công thương, Bộ Công an, địa phương, người dân để có thể phát hiện, giám sát cơ sở sản xuất thuốc giả tại Việt Nam.
- Nhưng thực tế hiện thuốc giả ở Việt Nam vẫn rất nhiều?
WHO đánh giá Việt Nam là nơi ít thuốc giả, tỷ lệ thấp so với các nước. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn hiểm hoạ.
Hiện tại, Bộ Y tế đang tích cực thanh kiểm tra, rút giấy phép, dừng lưu hành một số thuốc và đặc biệt là xử phạt nặng đối với nơi sản xuất thuốc giả.
Những cơ sở sản xuất thuốc giả sẽ bị đình chỉ hoạt động và công bố trên các phương tiện thông tin truyền thông.
Vừa qua Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã công bố danh tính công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc giả.
- Người dân sẽ được hưởng lợi gì khi Luật dược (sửa đổi) được thông qua?
Khi luật mới được ban hành thì phải khắc phục, hạn chế được luật cũ và thích ứng với tình hình mới.
Đối với doanh nghiệp dược, một số thủ tục đầu tư, sản xuất, kinh doanh, buôn bán… sẽ được đơn giản hoá.
Người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn.
Thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh cũng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc. Và công nghiệp dược, đặc biệt là dược liệu, nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu, thuốc đông y sẽ được khuyến khích phát triển, đặc biệt là thuốc nội.
Bộ Y tế cũng đã phát động chương trình đề án người Việt Nam ưu tiên dung thuốc Việt.
Xin cảm ơn bà!
Sáng 19/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật Dược (sửa đổi). Theo báo cáo thẩm tra dự án Luật Dược (sửa đổi), Ủy ban về các vấn đề xã hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật Dược.
Sáng cùng ngày, VTC News đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bên lề Quốc hội để làm rõ hơn quan điểm của bộ trưởng về việc có đại biểu cho rằng hiện nay mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không cần đơn thuốc...
- Thưa bà, hiện nay cùng một loại thuốc nhưng có nhiều loại giá khác nhau. Luật sửa đổi lần này có khắc phục được thực trạng này không?
Việc quản lý giá công khai minh bạch và thực hiện theo các luật hiện hành là Luật về giá, Luật đấu thầu và thực hiện theo Nghị định hướng dẫn về đấu thầu thuốc mà Chính phủ đã ban hành.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến |
Theo đó, việc đấu thầu thuốc sẽ có một số nội dung chính sửa đổi là ưu tiên cho thuốc gốc, thuốc nội. Ưu tiên đấu thầu tập trung ở cấp quốc gia.
Về cơ quan quản lý giá, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giá. Tuy nhiên phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để thực hiện đúng luật đấu thầu và luật giá.
Việc quản lý giá thuốc ở nước ta phải tuân theo hai hình thức, một là theo thị trường; hai là quản lý giá một cách công khai, minh bạch với thuốc do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy nó cũng khắc phục được cơ bản chênh lệch giá quá lớn giữa các địa phương, sẽ không có tình trạng kê khai giá một cách cao quá mức.
- Nhiều đại biểu phản ánh việc mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không cần đơn thuốc. Bộ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Đúng là hiện nay có thực trạng mua thuốc không cần đơn tại tất cả các toa thuốc mặc dù luật năm 2005 đã quy định bán thuốc phải theo toa. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.
Thứ nhất, người dân khi mắc những bệnh đơn giản, họ không muốn đi khám bệnh. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu chưa thể bao phủ đến hết người dân nên mỗi khi có bệnh người dân đều đến các tiệm thuốc tự mua.
Thứ hai là các nhà thuốc đạt chuẩn GPP không thực hiện nghiêm luật bán hàng theo toa.
Thứ ba là cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa một cách tương đối dễ dàng. Tình trạng này dẫn tới việc nguy hiểm là có thể dẫn đến kháng thuốc, kháng kháng sinh. Vấn đề này, Bộ Y tế hiện nay đang quyết liệt vào cuộc.
- Biện pháp để khắc phục tình trạng “mua thuốc dễ như mua mớ rau” là gì thưa bà?
Trong thời gian tới, để khắc phục, Bộ Y tế tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có toa ở các quầy thuốc bán lẻ.
Thứ hai là kiểm tra gắt gao, chỉ đạo các địa phương, sở y tế, các cơ quan thanh tra các địa phương phải thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ.
Bên cạnh đó, cần tuyên tuyền rộng rãi đến người dân phải mua thuốc theo đơn, nếu không rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.
Người dân dễ dàng mua được thuốc ngoài cửa hàng khi không cần kê đơn của bác sĩ |
- Tính đến thời điểm này Việt Nam có 180 nhà máy và xưởng chế biến thuốc tân dược, dược liệu. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng ngành sản xuất thuốc trong nước chưa đạt yêu cầu?
Hiện nay, nhiều nước châu Âu phải nhập nguyên liệu thuốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cần tập trung phát triển thế mạnh, ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu từ dược liệu.
Thứ hai là khuyến khích thuốc chế biến từ nguồn dược liệu và thuốc dược liệu cũng như thuốc y học cổ truyền và khuyến khích phát triển y học cổ truyền, có chương riêng về dược liệu, thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền.
- Việt Nam đang nhập khẩu rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chưa có quy định việc nhập khẩu thuốc phải đến trực tiếp nước sản xuất kiểm tra thực tế?
Bộ Y tế cũng đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra ,thẩm định các cơ sở sản xuất khi họ đăng ký hồ sơ để nhập khẩu thuốc. Nhưng tuy nhiên chưa làm được tất cả.
Trong dự thảo Luật Dược sẽ có quy định đối với thuốc nhập khẩu phải có kiểm tra cơ sở sản xuất ở nước ngoài, khi họ đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam để bảo đảm công bằng giữa nhà sản xuất trong nước và nhà sản xuất có thuốc nhập khẩu từ nước ngoài vào.
- Hiện nay, tình trạng thuốc giả tràn lan trên thị trường có cách nào giải quyết không, thưa bà?
Thuốc giả là một tồn tại mà nước nào cũng có. Tuy nhiên qua việc hậu kiểm, Bộ Y tế phát hiện thuốc giả ở Việt Nam thấp hơn so với quy định của tổ chức quốc tế.
Việc chống hàng giả, hàng nhái vừa thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế lại vừa liên quan đến bộ ban ngành khác.
Hiện chúng ta đang có Ủy ban Quốc gia về phòng chống hàng giả 389 cùng với sự kết hợp của Bộ Công thương, Bộ Công an, địa phương, người dân để có thể phát hiện, giám sát cơ sở sản xuất thuốc giả tại Việt Nam.
- Nhưng thực tế hiện thuốc giả ở Việt Nam vẫn rất nhiều?
WHO đánh giá Việt Nam là nơi ít thuốc giả, tỷ lệ thấp so với các nước. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn hiểm hoạ.
Hiện tại, Bộ Y tế đang tích cực thanh kiểm tra, rút giấy phép, dừng lưu hành một số thuốc và đặc biệt là xử phạt nặng đối với nơi sản xuất thuốc giả.
Những cơ sở sản xuất thuốc giả sẽ bị đình chỉ hoạt động và công bố trên các phương tiện thông tin truyền thông.
Vừa qua Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã công bố danh tính công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc giả.
- Người dân sẽ được hưởng lợi gì khi Luật dược (sửa đổi) được thông qua?
Khi luật mới được ban hành thì phải khắc phục, hạn chế được luật cũ và thích ứng với tình hình mới.
Đối với doanh nghiệp dược, một số thủ tục đầu tư, sản xuất, kinh doanh, buôn bán… sẽ được đơn giản hoá.
Người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn.
Thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh cũng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc. Và công nghiệp dược, đặc biệt là dược liệu, nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu, thuốc đông y sẽ được khuyến khích phát triển, đặc biệt là thuốc nội.
Bộ Y tế cũng đã phát động chương trình đề án người Việt Nam ưu tiên dung thuốc Việt.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Bình luận