Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ do vậy trẻ dễ bị ngộ độc và dễ nặng hơn người lớn .
Nguy cơ tiềm ẩn trong các loại thức ăn
NĐTĂ do thức ăn bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thường gặp nhất. Thường gặp là vi khuẩn gây bệnh thương hàn, vi khuẩn đường ruột, tụ cầu vàng, các loại vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn thương hàn thường có trong chế phẩm từ sữa, thịt nguội, nghêu sò, thịt, cá, gà chưa nấu chín, nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc tái sống. Vi khuẩn đường ruột có trong các thức ăn chế biến ăn ngay, nước uống bị nhiễm bẩn. Thức ăn dễ bị nhiễm độc tố do các loại vi khuẩn tiết ra là thức ăn bảo quản không thích hợp, chế biến bởi người có bệnh mũi họng, ngoài da hoặc thức ăn đã tiếp xúc với tay bẩn của người nấu cũng như không được nấu kỹ, hoặc hâm nóng trữ lạnh không đủ độ. Nguồn nước bị ô nhiễm, vùng lụt lội, mưa lũ là nguyên nhân nhiễm các ký sinh trùng ruột ở những người có thói quen uống nước lã, nấu nướng bằng nước kênh rạch ao hồ...
Các nguyên nhân thường làm cho thức ăn nhiễm khuẩn gây độc cho người là do ATVSTP không được bảo đảm trong quá trình chế biến và bảo quản. Do môi trường chế biến thực phẩm vệ sinh kém, gần cống rãnh, phân rác. Sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm kém chất lượng, thịt cá bị ôi thiu hoặc gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc giết mổ trong điều kiện kém vệ sinh. Thức ăn không đươc baỏ quan tôt , đê lâu trong nhiệt độ bên ngoài, không che đậy bị nhiễm bụi bẩn, ruồi nhặng.
Một số loại động vật, sinh vật biển, nấm, cây quả có chứa độc tố được dùng làm thức ăn đòi hỏi phải chế biến cẩn thận và đúng cách. Các chất độc tự nhiên có trong thức ăn như nấm, cóc, cá nóc... thường có độc tính rất cao, chỉ cần một lượng nhỏ đủ để gây ngộ độc nặng thậm chí tử vong cho người.
Các hóa chất độc xâm nhập vào thức ăn khi tình trạng lạm dụng các hóa chất không được kiểm soát. Phun thuốc trừ sâu với liều lượng vượt quá mức an toàn, tới sát ngày thu hoạch làm rau củ quả xanh tươi, bắt mắt hơn để hấp dẫn người tiêu thụ dẫn đến dư lượng cao đủ gây độc cho người khi ăn phải. Các hóa chất khác như chất phụ gia được bổ sung vào thực phẩm trong quá trình bảo quản hoặc dùng trong chế biến thức ăn làm tăng cảm giác ngon miệng, tạo màu sắc đẹp, giúp thực phẩm dai giòn hơn. Nếu sử dụng một cách bừa bãi, dùng chất phụ gia ngoài danh mục độc hại hoặc quá lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Khó nhận biết thức ăn nhiễm trùng, nhiễm độc
Thức ăn bị nhiễm trùng, nhiễm độc thường vẫn giữ nguyên màu sắc, mùi vị thức ăn, khó nhận biết bằng măt thươn g nên thươn g nhân biêt ngộ độc khi có triệu chứng tiêu hóa xảy ra cho cả nhà hoặc nhiều trẻ trong cùng một tập thể bị một lúc sau khi ăn cùng một thực đơn. Khoảng thời gian từ lúc ăn đến khi xuất hiện các triệu chứng từ 1 giờ đến 3 ngày. Những trẻ này có các triệu chứng: buồn nôn và nôn tháo ra, sau đó đau quặn bụng, có thể kèm với tiêu chảy. Nôn ói, tiêu chảy nhiều có thể dẫn đến kiệt nước và rối loạn các chất điện giải trong cơ thể hay gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu sốt và tiêu phân có đàm máu khi bị nhiễm vi khuẩn nhiều. Các dấu hiệu toàn thân gồm sốt, mệt lả, da tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh báo động tình trạng nặng. Mỗi loại độc tố sẽ gây ra thêm những triệu chứng tổn thương cơ quan khác như rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, yếu liệt cơ…Ở mức độ nhẹ, bệnh thường ổn định trong vài ngày. Mức độ trầm trọng dẫn đến biến chứng nặng nhiễm trùng huyết, viêm màng não hoặc tử vong.
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Phòng ngộ độc thực phẩm không khó nếu tất cả mọi người tự giác thực hiện tốt ATVSTP từ chọn lựa, chế biến, bảo quản, đến sử dụng thực phẩm.
1. Chọn thực phẩm đã chế biến an toàn: thức ăn đã nấu chín, mới chế biến, trái cây có vỏ rửa kỹ bằng nước sạch trước khi ăn. Thức ăn đóng gói mua ở của hàng có điều kiện bảo quản tốt, có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, còn hạn sử dụng. Chọn đồ uống pha từ nước nấu sôi, nước đá sạch, nước đá tinh khiết. Dùng nước đóng chai như nước khoáng, nước ngọt nhãn hiệu uy tín.
2. Chế biến tại nhà: đối với những thức ăn tươi sống, thịt già, trứng đã qua kiểm duyệt. Mua ở các hàng quen, đáng tin cậy, hoặc có hệ thống trữ lạnh. Nếu không sử dụng ngay, cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt, gói kín trong bao bì hoặc cho vào hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh. Rửa sạch rau củ quả. Dùng nước sạch. Không nếm thức ăn sống.
3. Rửa tay sạch mỗi khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
4. Giữ sạch nhà bếp tránh gián, chuột. Rửa sạch kệ bếp, xoong nồi, thớt, dụng cụ nhà bếp. Thường xuyên giặt sạch khăn lau tay, lau bếp.Vật dụng chứa đựng thức ăn phải sạch sẽ, không dùng vật dụng đã đựng thức ăn sống để dựng thức ăn đã nấu chín.
5. Dọn ăn ngay sau khi vừa nấu xong. Thức ăn chưa ăn hoặc thừa cất ngay vào tủ lạnh (không quá 2 giờ). Hâm kỹ lại trước khi ăn. Hạn chế hoặc tốt nhất không ăn những thức ăn chứa chất độc tự nhiên như cóc, cá nóc, nấm hái...
Theo Suckhoedoisong
Bình luận