Ngày 13/12, Google 'nhắc khéo' hiện tượng mưa sao băng Geminid bằng serie ảnh ngộ nghĩnh.
Geminids luôn đứng đầu các trận mưa sao băng trong năm, bởi độ rực rỡ cũng như tần suất. Nó thường xuất hiện hàng năm vào khoảng 4-17/12. Năm nay hiện tượng này đạt cực điểm vào đêm 13 và 14/12. Tất nhiên thực tế người quan sát vẫn có thể chiêm ngưỡng nó vào đêm trước hoặc sau đó, nhưng với lượng sao băng rất ít.
Khác với hầu hết các trận mưa sao băng khác có nguồn gốc từ các sao chổi, Geminids xuất phát từ những mảnh vụn của một tiểu hành tinh. 3.200 Phaethon là một tiểu hành tinh nhỏ có đường kính khoảng 5km và chuyển động quanh Mặt Trời.
Những mảnh vụn của tiểu hành tinh này để lại trên đường đi của nó khi tới gần Mặt Trời là rất nhiều thiên thạch nhỏ. Hàng năm, khi Trái Đất đi qua khu vực này, các thiên thạch đi sâu vào khí quyển Trái Đất và cháy sáng tạo ra những vật sao băng có thể quan sát được từ mặt đất.
Geminids không chỉ được chú ý bởi lượng sao băng nhiều mà còn bởi chúng có nhiều vệt ráng rõ.
Để quan sát mưa sao băng này, bạn cần xác định được khu vực trung tâm của nó là chòm Gemini. Chòm sao này mọc lên khoảng 10h ở hướng đông và lên rất cao vào giữa đêm trước khi dịch chuyển dần về chân trời phía tây.
Người xem có thể tìm thấy vị trí Gemini qua hai sao sáng nhất của nó là Pollux và Casto. Các chuyên gia khuyên, người xem chỉ cần dùng mắt thường để quan sát.
>>> Đọc thêm: Sao băng khổng lồ rực sáng 'xé tan' bầu trời đêm ở Anh
Bình luận