(VTC News) – Ngành thoát nước Hà Nội vừa đưa ra 3 tình huống chống ngập nước trong mùa mưa, trong đó, tình huống mưa rất to (hơn 100mm), ngành thoát nước sẽ huy động 100% cán bộ công nhân viên đi "xử lý"…
Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội Nguyễn Lê vừa cho biết, ngành này đặt ra 3 tình huống với các phương án cụ thể về thoát nước, phòng chống úng ngập trên địa bàn trong mùa mưa năm nay.
Trong đó, ở tình huống 1 (mưa vừa khoảng 50mm) thì các trục chính của TP cơ bản không có úng ngập, chỉ tồn tại một số khu vực trũng, hệ thống thoát nước chưa được cải tạo hoặc một số khu vực có công trình, khu đô thị … thi công chưa hoàn thành gây đọng nước trên mặt đường thì sẽ huy động lực lượng ứng trực tại các vị trí trũng, kịp thời giải quyết các điểm úng ngập mới phát sinh, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo các ghi thu, ga hàm ếch không bị cản trở.
Cùng với đó, kiểm tra và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các họng thu nước, đảm bảo dòng chảy tự nhiên thông thoáng. Sử dụng các phương tiện cơ giới thông tắc, bơm hút nước, tăng nhanh thời gian thoát nước.
Ở tình huống 2 (mưa to khoảng 50-100mm) thì ngành nước sẽ huy động lực lượng ứng trực và lực lượng xung kích vệ sinh các họng thu nước mặt như ghi thu, hàm ếch…, kiểm tra và kịp thời xử lý các vật cản làm ảnh hưởng và thu hẹp dòng chảy.
Với tình huống này cũng sẽ vận hành tối đa công suất trạm bơm Yên Sở và khả năng thoát nước của đập Thanh Liệt và vận hành tối đa các trạm bơm cục bộ khác.
Đồng thời đặt các tổ bơm di động tại các khu vực trũng như Tôn Đản, Phạm Văn Đồng… Vận hành cửa điều tiết để khai thác khả năng điều hòa nước của các hồ như Tây A, B, hồ Đống Đa, hồ Thuyền Quang, hồ Bảy Mẫu…
Sử dụng các phương tiện cơ giới thông tắc, bơm hút nước, giảm thiểu thời gian úng ngập, trong dó đặc biệt chú ý đến khoảng 21 khu vực có thể xảy ra úng ngập trong nội thành khi lượng mưa lên đến 100mm (như Đuôi Cá, Chương Dương, Thái Thịnh...).
Tình huống này cũng sẵn sàng vật tư phương tiện, nhân lực phòng chống lụt bão đầy đủ theo phương châm 4 tại chỗ sẵn sàng đối phó với tình huống tiếp tục xảy ra mưa lớn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành phân luồng, điều tiết giao thông. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, nhân lực khắc phục hậu quả sau múa, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Ở tình huống 3 (mưa rất to trên 100mm), cùng với các biện pháp như ở tình huống 2 thì ngành thoát nước Hà Nội cũng huy động 100% cán bộ công nhân viên đi làm, vệ sinh các họng thu nước mặt… kiểm tra, xử lý các vật cản dòng chảy. Kiểm tra kiểm soát các cửa cống ra sông Nhuệ đảm bảo nước sông này không tràn vào nội thành.
Cùng với đó, phá dỡ toàn bộ các đập chặn, đập dẫn dòng trên hệ thống thoát nước. Trong trường hợp mực nước sông Nhuệ lên cao và úng ngập trong nội thành được kiểm soát mở đập Thanh Liệt đưa nước về trạm bơm Yên Sở hỗ trợ tiêu nước cho sông Nhuệ và khu vực quận Hà Đông.
Tình huống mưa rất to này, ngành thoát nước Hà Nội cũng phối hợp với Sở NN&PTNT khai thác hết công suất các trạm bơm nội thành, vận hành các trạm bơm nông nghiệp như Đông Mỹ, Siêu Quần… hỗ trợ tiêu nội thành. Đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo vận hành trạm bơm Yên Lệnh hỗ trợ tiêu sông Nhuệ…
Ông Nguyễn Lê cho rằng hiện nay hệ thống cống thoát nước vừa yếu vừa thiếu trong khi mưa chắc chắn sẽ có một số điểm úng từ 30 phút đến 1 tiếng. Tuy nhiên, ông Lê khẳng định, sẽ rút hết nước sau cơn mưa khoảng 30 phút, chỉ còn “xâm xấp” nước 2 bên đường”.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội Nguyễn Lê vừa cho biết, ngành này đặt ra 3 tình huống với các phương án cụ thể về thoát nước, phòng chống úng ngập trên địa bàn trong mùa mưa năm nay.
Trong đó, ở tình huống 1 (mưa vừa khoảng 50mm) thì các trục chính của TP cơ bản không có úng ngập, chỉ tồn tại một số khu vực trũng, hệ thống thoát nước chưa được cải tạo hoặc một số khu vực có công trình, khu đô thị … thi công chưa hoàn thành gây đọng nước trên mặt đường thì sẽ huy động lực lượng ứng trực tại các vị trí trũng, kịp thời giải quyết các điểm úng ngập mới phát sinh, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo các ghi thu, ga hàm ếch không bị cản trở.
Lãnh đạo ngành thoát nước Hà Nội cho biết, mùa mưa năm nay, ngành thoát nước Hà Nội sẽ giảm thiểu tối đa mức độ úng ngập đô thị (Ảnh ngập nước trên phố Điện Biên Phủ - Trần Vũ) |
Ở tình huống 2 (mưa to khoảng 50-100mm) thì ngành nước sẽ huy động lực lượng ứng trực và lực lượng xung kích vệ sinh các họng thu nước mặt như ghi thu, hàm ếch…, kiểm tra và kịp thời xử lý các vật cản làm ảnh hưởng và thu hẹp dòng chảy.
Với tình huống này cũng sẽ vận hành tối đa công suất trạm bơm Yên Sở và khả năng thoát nước của đập Thanh Liệt và vận hành tối đa các trạm bơm cục bộ khác.
Đồng thời đặt các tổ bơm di động tại các khu vực trũng như Tôn Đản, Phạm Văn Đồng… Vận hành cửa điều tiết để khai thác khả năng điều hòa nước của các hồ như Tây A, B, hồ Đống Đa, hồ Thuyền Quang, hồ Bảy Mẫu…
Sử dụng các phương tiện cơ giới thông tắc, bơm hút nước, giảm thiểu thời gian úng ngập, trong dó đặc biệt chú ý đến khoảng 21 khu vực có thể xảy ra úng ngập trong nội thành khi lượng mưa lên đến 100mm (như Đuôi Cá, Chương Dương, Thái Thịnh...).
Tình huống này cũng sẵn sàng vật tư phương tiện, nhân lực phòng chống lụt bão đầy đủ theo phương châm 4 tại chỗ sẵn sàng đối phó với tình huống tiếp tục xảy ra mưa lớn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành phân luồng, điều tiết giao thông. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, nhân lực khắc phục hậu quả sau múa, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Ở tình huống 3 (mưa rất to trên 100mm), cùng với các biện pháp như ở tình huống 2 thì ngành thoát nước Hà Nội cũng huy động 100% cán bộ công nhân viên đi làm, vệ sinh các họng thu nước mặt… kiểm tra, xử lý các vật cản dòng chảy. Kiểm tra kiểm soát các cửa cống ra sông Nhuệ đảm bảo nước sông này không tràn vào nội thành.
Cùng với đó, phá dỡ toàn bộ các đập chặn, đập dẫn dòng trên hệ thống thoát nước. Trong trường hợp mực nước sông Nhuệ lên cao và úng ngập trong nội thành được kiểm soát mở đập Thanh Liệt đưa nước về trạm bơm Yên Sở hỗ trợ tiêu nước cho sông Nhuệ và khu vực quận Hà Đông.
Tình huống mưa rất to này, ngành thoát nước Hà Nội cũng phối hợp với Sở NN&PTNT khai thác hết công suất các trạm bơm nội thành, vận hành các trạm bơm nông nghiệp như Đông Mỹ, Siêu Quần… hỗ trợ tiêu nội thành. Đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo vận hành trạm bơm Yên Lệnh hỗ trợ tiêu sông Nhuệ…
Ông Nguyễn Lê cho rằng hiện nay hệ thống cống thoát nước vừa yếu vừa thiếu trong khi mưa chắc chắn sẽ có một số điểm úng từ 30 phút đến 1 tiếng. Tuy nhiên, ông Lê khẳng định, sẽ rút hết nước sau cơn mưa khoảng 30 phút, chỉ còn “xâm xấp” nước 2 bên đường”.
Kiều Minh
Bình luận