Thời gian vừa qua, một trong những điểm nóng của thị trường bất động sản là những vụ kiện tụng, tranh chấp, đòi tiền của khách hàng với chủ đầu tư do chủ đầu tư đã thu tiền nhưng không chịu thực hiện dự án và cũng không chịu hoàn trả lại tiền cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã ký.
Mới đây nhất, dự án chung cư B5 Cầu Diễn do do liên doanh công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (40% vốn) và Tập đoàn Housing (60% vốn) đồng chủ đầu tư lại khiến nhiều khách hàng như ngồi trên đống lửa khi nữ chủ nhân của dự án này - bà Châu Thị Thu Nga vừa bị bắt tạm giam, số phận dự án chưa biết sẽ đi đâu về đâu.
Điều đáng nói là tổ hợp chung cư CT5 đã được các cơ quan chức năng xác định là đất dùng để xây dựng nhà tái định cư thế nhưng thời điểm cuối năm 2009, 2010, liên doanh này đều chào bán cho khách hàng với bản thiết kế “tự vẽ” bao gồm 6 tòa nhà chung cư cao 28 đến 32 tầng với gần 2.000 căn hộ thương mại.
Ngoài ra, sau hơn 4 năm nhận tiền góp vốn của khách hàng nhưng dự án này vẫn bất động, cả khu đất cỏ mọc um tùm. Theo phản ánh của khách hàng, Tập đoàn Housing đã thực hiện huy động vốn của 400 khách hàng mua nhà cá nhân, bán buôn cho một số sàn giao dịch bất động sản với số lượng tiền huy động là 470 tỷ đồng.
Tại Mê Linh - Hà Nội, dự án đô thị Minh Giang - Đầm Và do công ty CP Minh Giang làm chủ đầu tư cũng huy động vốn của khách hàng rồi bỏ hoang. Dự án có diện tích 28,8 ha, dự án này đã được bán hết cho khách hàng từ năm 2011 tuy nhiên đã 4 năm nay chủ đầu tư vẫn không triển khai dự án. Hàng trăm khách hàng bỏ tiền tỷ mua đất dự án Minh Giang không biết bao giờ mới nhận được nhà.
Một dự án khác cũng thu tiền rồi "bất động" tại Mê Linh là dự án đô thị An Thịnh 6 (Sơn Đồng, Mê Linh) do công ty Tập đoàn Đông Dương làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích 1.263 m2 được quy hoạch thành đại đô thị phía Tây. Chủ đầu tư đã thực hiện bán nhà cho khách hàng từ năm 2011, tuy nhiên 4 năm nay dự án vẫn trong tình trạng bỏ hoang. Nhiều khách hàng tham gia mua nhà tại dự án này đã không khỏi bức xúc và nhiều lần gửi đơn khiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng chủ đầu tư vẫn im hơi lặng tiếng.
Dự án Tincom Pháp Vân do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thăng Long (nay là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và thương mại Thăng Long) làm chủ đầu tư dù đã tiến hành huy động vốn của khách hàng từ năm 2010, nhưng đến nay dự án vẫn bất động, phần móng trơ ra những cọc sắt hoen gỉ.
Nhiều khách hàng tại dự án này đã nhiều lần liên hệ với chủ đầu tư để đòi lại phần vốn đã góp nhưng đều bất lực vì không thể liên hệ được với chủ đầu tư.
Dự án nhà ở cho cán bộ chiến sỹ binh đoàn 12 nằm ở xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) suốt hơn 4 năm huy động vốn của hàng trăm khách hàng nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc xanh.
Dự án Tổ hợp thương mại, văn phòng, căn hộ Sky Garden Towers do Công ty TNHH Định Công (Thành viên Vân Thái Group) làm chủ đầu tư (do 2 thành viên là Viện khoa công nghệ tàu thủy và CTCP Thép Vân Thái – Vinashin góp vốn). Nhiều khách hàng cũng đã tham gia góp tiền để được quyền mua căn hộ tại dự án từ những năm 2012 và sẽ được nhận nhà vào tháng 6/2014. Thế nhưng, dự án vẫn chỉ "dừng hình" khi mới đổ khung tầng 7 trên tổng số 28 tầng và hiện đang “đắp chiếu”.
Theo các chuyên gia bất động sản, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng loạt các dự án thu tiền của khách hàng rồi bỏ hoang là do quy định bán nhà trên giấy vẫn chưa có những điều khoản cần và đủ để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng.
Để khắc phục được rủi ro, bị lừa đảo cho khách hàng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, Luật Kinh doanh bất động sản và luật nhà ở 2014 đã quy định khi chủ đầu tư muốn bán nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết.
Cụ thể, đối với nhà ở liền kề phải hoàn thành hạ tầng theo tiến độ cam kết. Đối với chung cư, nhà ở hỗn hợp chủ đầu tư phải hoàn thành xong phần móng mới được huy động vốn.
Trước khi huy động vốn, chủ đầu tư phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước nhà ở của địa phương và sau 15 ngày cơ quan này sẽ có văn bản trả lời chủ đầu tư đã đủ điều kiện để bán chưa.
Một điều kiện quan trọng khi chủ đầu tư muốn bán nhà trên “giấy” phải có đó là phải có ngân hàng bảo lãnh. Để trong trường hợp dự án không hoàn thành, đơn vị bảo lãnh phải có trách nhiệm hoàn trả lại khách hàng số tiền đã nộp cho chủ đầu tư.
Thực chất hiện nay nhiều ngân hàng, doanh nghiệp vẫn đang làm như vậy. Với Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì việc được ngân hàng bảo lãnh trở thành điều kiện bắt buộc.
Cũng theo ông Hà, điểm mới mấu chốt để hạn chế tình trạng rủi ro và khách hàng bị lừa đảo là việc quy định phải có ngân hàng bảo lãnh, quản lý dòng tiền.
"Việc có ngân hàng bảo lãnh sẽ làm cho việc quản lý dòng tiền được thực hiện tốt nhất", ông Hà nhấn mạnh.
Châu Anh
Mua dự án 'bánh vẽ', khách hàng ngậm ngùi nuốt 'mật đắng'' - Ảnh: Châu Anh |
Điều đáng nói là tổ hợp chung cư CT5 đã được các cơ quan chức năng xác định là đất dùng để xây dựng nhà tái định cư thế nhưng thời điểm cuối năm 2009, 2010, liên doanh này đều chào bán cho khách hàng với bản thiết kế “tự vẽ” bao gồm 6 tòa nhà chung cư cao 28 đến 32 tầng với gần 2.000 căn hộ thương mại.
Ngoài ra, sau hơn 4 năm nhận tiền góp vốn của khách hàng nhưng dự án này vẫn bất động, cả khu đất cỏ mọc um tùm. Theo phản ánh của khách hàng, Tập đoàn Housing đã thực hiện huy động vốn của 400 khách hàng mua nhà cá nhân, bán buôn cho một số sàn giao dịch bất động sản với số lượng tiền huy động là 470 tỷ đồng.
Tại Mê Linh - Hà Nội, dự án đô thị Minh Giang - Đầm Và do công ty CP Minh Giang làm chủ đầu tư cũng huy động vốn của khách hàng rồi bỏ hoang. Dự án có diện tích 28,8 ha, dự án này đã được bán hết cho khách hàng từ năm 2011 tuy nhiên đã 4 năm nay chủ đầu tư vẫn không triển khai dự án. Hàng trăm khách hàng bỏ tiền tỷ mua đất dự án Minh Giang không biết bao giờ mới nhận được nhà.
Một dự án khác cũng thu tiền rồi "bất động" tại Mê Linh là dự án đô thị An Thịnh 6 (Sơn Đồng, Mê Linh) do công ty Tập đoàn Đông Dương làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích 1.263 m2 được quy hoạch thành đại đô thị phía Tây. Chủ đầu tư đã thực hiện bán nhà cho khách hàng từ năm 2011, tuy nhiên 4 năm nay dự án vẫn trong tình trạng bỏ hoang. Nhiều khách hàng tham gia mua nhà tại dự án này đã không khỏi bức xúc và nhiều lần gửi đơn khiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng chủ đầu tư vẫn im hơi lặng tiếng.
Dự án Tincom Pháp Vân do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thăng Long (nay là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và thương mại Thăng Long) làm chủ đầu tư dù đã tiến hành huy động vốn của khách hàng từ năm 2010, nhưng đến nay dự án vẫn bất động, phần móng trơ ra những cọc sắt hoen gỉ.
Nhiều khách hàng tại dự án này đã nhiều lần liên hệ với chủ đầu tư để đòi lại phần vốn đã góp nhưng đều bất lực vì không thể liên hệ được với chủ đầu tư.
Dự án nhà ở cho cán bộ chiến sỹ binh đoàn 12 nằm ở xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) suốt hơn 4 năm huy động vốn của hàng trăm khách hàng nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc xanh.
Dự án Tổ hợp thương mại, văn phòng, căn hộ Sky Garden Towers do Công ty TNHH Định Công (Thành viên Vân Thái Group) làm chủ đầu tư (do 2 thành viên là Viện khoa công nghệ tàu thủy và CTCP Thép Vân Thái – Vinashin góp vốn). Nhiều khách hàng cũng đã tham gia góp tiền để được quyền mua căn hộ tại dự án từ những năm 2012 và sẽ được nhận nhà vào tháng 6/2014. Thế nhưng, dự án vẫn chỉ "dừng hình" khi mới đổ khung tầng 7 trên tổng số 28 tầng và hiện đang “đắp chiếu”.
Theo các chuyên gia bất động sản, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng loạt các dự án thu tiền của khách hàng rồi bỏ hoang là do quy định bán nhà trên giấy vẫn chưa có những điều khoản cần và đủ để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng.
Để khắc phục được rủi ro, bị lừa đảo cho khách hàng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, Luật Kinh doanh bất động sản và luật nhà ở 2014 đã quy định khi chủ đầu tư muốn bán nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết.
Cụ thể, đối với nhà ở liền kề phải hoàn thành hạ tầng theo tiến độ cam kết. Đối với chung cư, nhà ở hỗn hợp chủ đầu tư phải hoàn thành xong phần móng mới được huy động vốn.
Trước khi huy động vốn, chủ đầu tư phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước nhà ở của địa phương và sau 15 ngày cơ quan này sẽ có văn bản trả lời chủ đầu tư đã đủ điều kiện để bán chưa.
Một điều kiện quan trọng khi chủ đầu tư muốn bán nhà trên “giấy” phải có đó là phải có ngân hàng bảo lãnh. Để trong trường hợp dự án không hoàn thành, đơn vị bảo lãnh phải có trách nhiệm hoàn trả lại khách hàng số tiền đã nộp cho chủ đầu tư.
Thực chất hiện nay nhiều ngân hàng, doanh nghiệp vẫn đang làm như vậy. Với Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì việc được ngân hàng bảo lãnh trở thành điều kiện bắt buộc.
Cũng theo ông Hà, điểm mới mấu chốt để hạn chế tình trạng rủi ro và khách hàng bị lừa đảo là việc quy định phải có ngân hàng bảo lãnh, quản lý dòng tiền.
"Việc có ngân hàng bảo lãnh sẽ làm cho việc quản lý dòng tiền được thực hiện tốt nhất", ông Hà nhấn mạnh.
Châu Anh
Bình luận