(VTC News) – "Ba chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của chúng ta mới nặng bằng 1 chiếc mũ của quốc tế", Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nói.
Liên quan tới việc từ ngày 15/4 tới, các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm giả, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Khương Kim Tạo – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
- Sở dĩ nhiều bạn trẻ chọn mua mũ bảo hiểm giả bởi theo chia sẻ của họ, mẫu mã của chúng đẹp, siêu nhẹ, siêu mỏng, giá thành rẻ, dễ thay mới khi bẩn…Ông có cho rằng đó là thế mạnh vượt trội của mũ bảo hiểm giả so với mũ bảo hiểm chất lượng không?
Đấy chẳng qua chỉ là ngụy biện vì quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn quốc tế có thể chấp nhận mũ bảo hiểm nặng từ 1,5 kg. Trong khi mũ bảo hiểm của chúng ta mới chỉ quanh quẩn có 0,5 kg.
Như vậy, 3 chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của chúng ta mới nặng bằng 1 chiếc mũ của bạn bè quốc tế. Thế là quá nhẹ rồi! Có được điều này là nhờ điều kiện vận hành tốc độ của chúng ta thấp hơn so với ở nước ngoài. Vậy sao chúng ta còn kêu mũ nặng?
Về giá thành, tôi cho rằng một chiếc mũ đảm bảo chất lượng bây giờ có giá không phải là đắt lắm, chỉ khoảng hơn 100 nghìn đồng. Trong khi đó tính mạng con người rất lớn.
Nhiều người từng thốt lên: “May quá, mới hôm rồi mua mũ bảo hiểm chất lượng, không thì gay go rồi” sau khi gặp tai nạn.
Nếu chúng ta ngụy biện thế thì đội mũ bằng chất vải đi cho nhẹ đầu hơn nữa.
Về kiểu dáng, tôi thấy rất nhiều chị em đội mũ đảm bảo chất lượng đẹp đấy chứ. Dưới con mắt của tôi, những người đội mũ dởm có phần xấu đi vì cái dáng của nó đâu có đẹp, cái mào thì dài mà trông rất phản cảm.
Có thể thị hiếu, quan niệm về cái đẹp của mỗi người khác nhau, nhưng với góc nhìn của một nhà kĩ thuật, tôi nhìn những người đội mũ dởm thấy không đẹp, không mến, không yêu. Nhiều khi mũ bảo hiểm giả làm ảnh hưởng đến thiện cảm của tôi với người sử dụng chúng.
- Thể lực của người Việt và người nước ngoài khác hẳn nhau. Nhất là với trẻ em, chúng ta sao có thể để chúng đội chiếc mũ quá nặng tới 1,5 kg như ở nước ngoài thưa ông?
Nói thể lực của chúng ta kém so với bạn bè quốc tế thì không hẳn đã là kém hơn bao nhiêu đâu. Chúng ta thua kém họ ít thôi trừ kiện tướng ở một số lĩnh vực như điền kinh…còn nhìn chung về sức lực chúng ta không kém cạnh họ.
Các chuyên gia quốc tế đã thử nghiệm rồi, với những cháu có khả năng đi lại tốt rồi thì việc dùng mũ nhỏ là hợp lý.
- Theo ông, khi triển khai chương trình này, doanh nghiệp sản xuất, phân phối mũ bảo hiểm hợp quy có “mở cờ trong bụng” hay không?
Tôi cho rằng, doanh thu của họ sẽ không tăng đáng kể lắm. Ngay chính những người sử dụng mũ bảo hiểm giả mạo kia có thể đã sở hữu những chiếc mũ bảo hiểm có chất lượng, nhưng họ không muốn đội.
Do đó, chúng ta không nên quá nặng nề việc ai được hưởng lợi, ai không.
Thông qua chương trình này, chúng tôi chỉ muốn người dân ý thức được rằng không gì quý giá bằng tính mạng của con người. Theo ước tính, cứ một người chết vì tai nạn giao thông, về mặt tiền nuôi dưỡng, đào tạo người ta thành người như thế, Nhà nước sẽ mất đi khoảng 1 tỷ đồng, và mất đi một người lao động.
Chưa kể nhiều vấn đề kéo theo, liên lụy khác nữa như gia đình đó sẽ chịu ảnh hưởng về mặt tâm lý…Do vậy, việc chúng ta so 100 – 200 nghìn đồng so với 1 tỷ đồng kia là chẳng đáng kể.
Chương trình này sẽ là nền tảng để chúng ta triển khai xây dựng văn hóa giao thông trong năm 2013 và các năm tiếp theo. Muốn xây dựng văn hóa giao thông, thì trước tiên con người phải tuân thủ pháp luật đã.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
- Sở dĩ nhiều bạn trẻ chọn mua mũ bảo hiểm giả bởi theo chia sẻ của họ, mẫu mã của chúng đẹp, siêu nhẹ, siêu mỏng, giá thành rẻ, dễ thay mới khi bẩn…Ông có cho rằng đó là thế mạnh vượt trội của mũ bảo hiểm giả so với mũ bảo hiểm chất lượng không?
Ông Khương Kim Tạo – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (Ảnh: Minh Quân) |
Như vậy, 3 chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của chúng ta mới nặng bằng 1 chiếc mũ của bạn bè quốc tế. Thế là quá nhẹ rồi! Có được điều này là nhờ điều kiện vận hành tốc độ của chúng ta thấp hơn so với ở nước ngoài. Vậy sao chúng ta còn kêu mũ nặng?
Về giá thành, tôi cho rằng một chiếc mũ đảm bảo chất lượng bây giờ có giá không phải là đắt lắm, chỉ khoảng hơn 100 nghìn đồng. Trong khi đó tính mạng con người rất lớn.
Nhiều người từng thốt lên: “May quá, mới hôm rồi mua mũ bảo hiểm chất lượng, không thì gay go rồi” sau khi gặp tai nạn.
Nếu chúng ta ngụy biện thế thì đội mũ bằng chất vải đi cho nhẹ đầu hơn nữa.
Về kiểu dáng, tôi thấy rất nhiều chị em đội mũ đảm bảo chất lượng đẹp đấy chứ. Dưới con mắt của tôi, những người đội mũ dởm có phần xấu đi vì cái dáng của nó đâu có đẹp, cái mào thì dài mà trông rất phản cảm.
Có thể thị hiếu, quan niệm về cái đẹp của mỗi người khác nhau, nhưng với góc nhìn của một nhà kĩ thuật, tôi nhìn những người đội mũ dởm thấy không đẹp, không mến, không yêu. Nhiều khi mũ bảo hiểm giả làm ảnh hưởng đến thiện cảm của tôi với người sử dụng chúng.
- Thể lực của người Việt và người nước ngoài khác hẳn nhau. Nhất là với trẻ em, chúng ta sao có thể để chúng đội chiếc mũ quá nặng tới 1,5 kg như ở nước ngoài thưa ông?
Nói thể lực của chúng ta kém so với bạn bè quốc tế thì không hẳn đã là kém hơn bao nhiêu đâu. Chúng ta thua kém họ ít thôi trừ kiện tướng ở một số lĩnh vực như điền kinh…còn nhìn chung về sức lực chúng ta không kém cạnh họ.
3 chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của chúng ta mới nặng bằng 1 chiếc mũ của bạn bè quốc tế (Ảnh: Minh Quân) |
Các chuyên gia quốc tế đã thử nghiệm rồi, với những cháu có khả năng đi lại tốt rồi thì việc dùng mũ nhỏ là hợp lý.
|
Tôi cho rằng, doanh thu của họ sẽ không tăng đáng kể lắm. Ngay chính những người sử dụng mũ bảo hiểm giả mạo kia có thể đã sở hữu những chiếc mũ bảo hiểm có chất lượng, nhưng họ không muốn đội.
Do đó, chúng ta không nên quá nặng nề việc ai được hưởng lợi, ai không.
Thông qua chương trình này, chúng tôi chỉ muốn người dân ý thức được rằng không gì quý giá bằng tính mạng của con người. Theo ước tính, cứ một người chết vì tai nạn giao thông, về mặt tiền nuôi dưỡng, đào tạo người ta thành người như thế, Nhà nước sẽ mất đi khoảng 1 tỷ đồng, và mất đi một người lao động.
Chưa kể nhiều vấn đề kéo theo, liên lụy khác nữa như gia đình đó sẽ chịu ảnh hưởng về mặt tâm lý…Do vậy, việc chúng ta so 100 – 200 nghìn đồng so với 1 tỷ đồng kia là chẳng đáng kể.
Chương trình này sẽ là nền tảng để chúng ta triển khai xây dựng văn hóa giao thông trong năm 2013 và các năm tiếp theo. Muốn xây dựng văn hóa giao thông, thì trước tiên con người phải tuân thủ pháp luật đã.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận