Đàm Vĩnh Hưng khẳng định, truyền thông có thể nâng lên hay hạ xuống một cá nhân, nhưng không thể khiến họ "chết".
- Cách đây vài năm, anh từng nói mình có khả năng tạo khủng hoảng và xử lý khủng hoảng, định hướng dư luận truyền thông theo cách mình mong muốn. Điều ấy với anh ở hiện tại thì sao?
Bạn thấy sao? Tôi thấy mình cũng còn xài được. Thực tế là tôi cũng được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tâm của một số chiến hữu cao tay ấn trong ngành truyền thông thôi, chứ tôi vẫn biết mình thấp cổ bé họng và không có một tấc sắt trong tay mà.
- Trong cuộc sống cũng như sự nghiệp âm nhạc của mình, anh gặp rất nhiều khủng hoảng truyền thông do hành động cũng như ngôn ngữ ít được kiểm soát chặt chẽ. Anh thấy mệt mỏi nhất khi xử lý khủng hoảng vụ việc nào?
Việc lùm xùm nào cũng mệt mỏi như nhau cả bạn ạ. Có cả chán nản, thất vọng và lôi cuốn. Tuy nhiên tùy vào tinh thần thép hay tinh thần nhựa của người đối diện với những sóng gió đó mà họ tìm ra những cách ứng xử phù hợp mà thôi.
- Với những kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông của cá nhân anh, anh sẽ làm như thế nào trong trường hợp ca sĩ Lệ Quyên để con tè vào túi nôn, sự kiện từng khiến showbiz lùm xùm suốt thời gian dài?
Thực ra thì nếu có lỗi cũng phải biết xin lỗi chứ. Bài học này dù sao cũng quá sơ đẳng và căn bản mà. Riêng trường hợp của Lệ Quyên, tôi nghĩ không quá khó để xử lý khủng hoảng.
Hãy viết một tâm thư giải trình sự lúng túng của mình ngay lúc đó, mong mọi người thông cảm và bỏ qua.
Trong đó, Quyên hãy viết rõ đây là một kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ mới mà cô chưa có kinh nghiệm nên xử lý còn chưa thấu đáo.
Và rằng bản thân cô cần sự trải nghiệm như thế một lần để khi sự việc tương tự lần sau nếu có xảy ra, mới biết mình phải nên làm thế nào cho đúng. Có thể nhiều người chưa chấp nhận, nhưng hãy hiểu và thông cảm cho tình hình của mẹ con cô khi ấy.
- Với Lệ Quyên là vậy, còn đặt vị trí mình là người trong cuộc ở sự kiện Hà Hồ và đại gia kim cương, anh suy nghĩ ra sao?
Tôi cho rằng điều tốt nhất và bình an nhất cho cả xã hội này là hãy ngừng ngay việc soi mói và chỉ trích. Nếu làm được như vậy, tự khắc bạn sẽ thấy mình trưởng thành.
- Khủng hoảng truyền thông đang liên tục diễn ra với các nghệ sĩ showbiz Việt, theo anh, điều đáng tiếc ấy xảy ra là do nguyên nhân nào chi phối?
Tất nhiên tôi thừa nhận không có lửa thì sẽ không bao giờ có khói. Tuy nhiên cũng còn có nhiều yếu tố khác nữa.
Độc giả cũng thích đọc những câu chuyện như thế. Có tin giật gân người ta mới mua nhiều báo hơn, còn báo mạng thì nhờ scandal mới chèn được nhiều quảng cáo hơn; vị trí của người viết bài cũng theo đó ngon hơn trong mắt của sếp…
Nghệ sĩ khi được báo chí động đến đồng nghĩa với việc được biết đến rộng rãi hơn, nhưng rồi thương tích cũng sẽ ngày càng nhiều hơn. Nhưng tóm lại, cuối cùng cũng chẳng có thằng nào chết đâu.
Nguồn: Dân Việt
- Cách đây vài năm, anh từng nói mình có khả năng tạo khủng hoảng và xử lý khủng hoảng, định hướng dư luận truyền thông theo cách mình mong muốn. Điều ấy với anh ở hiện tại thì sao?
Bạn thấy sao? Tôi thấy mình cũng còn xài được. Thực tế là tôi cũng được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tâm của một số chiến hữu cao tay ấn trong ngành truyền thông thôi, chứ tôi vẫn biết mình thấp cổ bé họng và không có một tấc sắt trong tay mà.
Việc lùm xùm nào cũng mệt mỏi như nhau cả bạn ạ. Có cả chán nản, thất vọng và lôi cuốn. Tuy nhiên tùy vào tinh thần thép hay tinh thần nhựa của người đối diện với những sóng gió đó mà họ tìm ra những cách ứng xử phù hợp mà thôi.
- Với những kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông của cá nhân anh, anh sẽ làm như thế nào trong trường hợp ca sĩ Lệ Quyên để con tè vào túi nôn, sự kiện từng khiến showbiz lùm xùm suốt thời gian dài?
Thực ra thì nếu có lỗi cũng phải biết xin lỗi chứ. Bài học này dù sao cũng quá sơ đẳng và căn bản mà. Riêng trường hợp của Lệ Quyên, tôi nghĩ không quá khó để xử lý khủng hoảng.
Hãy viết một tâm thư giải trình sự lúng túng của mình ngay lúc đó, mong mọi người thông cảm và bỏ qua.
Trong đó, Quyên hãy viết rõ đây là một kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ mới mà cô chưa có kinh nghiệm nên xử lý còn chưa thấu đáo.
Và rằng bản thân cô cần sự trải nghiệm như thế một lần để khi sự việc tương tự lần sau nếu có xảy ra, mới biết mình phải nên làm thế nào cho đúng. Có thể nhiều người chưa chấp nhận, nhưng hãy hiểu và thông cảm cho tình hình của mẹ con cô khi ấy.
- Với Lệ Quyên là vậy, còn đặt vị trí mình là người trong cuộc ở sự kiện Hà Hồ và đại gia kim cương, anh suy nghĩ ra sao?
Tôi cho rằng điều tốt nhất và bình an nhất cho cả xã hội này là hãy ngừng ngay việc soi mói và chỉ trích. Nếu làm được như vậy, tự khắc bạn sẽ thấy mình trưởng thành.
Tất nhiên tôi thừa nhận không có lửa thì sẽ không bao giờ có khói. Tuy nhiên cũng còn có nhiều yếu tố khác nữa.
Độc giả cũng thích đọc những câu chuyện như thế. Có tin giật gân người ta mới mua nhiều báo hơn, còn báo mạng thì nhờ scandal mới chèn được nhiều quảng cáo hơn; vị trí của người viết bài cũng theo đó ngon hơn trong mắt của sếp…
Nghệ sĩ khi được báo chí động đến đồng nghĩa với việc được biết đến rộng rãi hơn, nhưng rồi thương tích cũng sẽ ngày càng nhiều hơn. Nhưng tóm lại, cuối cùng cũng chẳng có thằng nào chết đâu.
Nguồn: Dân Việt
Bình luận