NASA gần đây vừa báo cáo vụ nổ thiên thạch có kích thước 7 m trên Đại Tây Dương.
Một sao băng khổng lồ đã rơi xuống Đại Tây Dương hồi đầu tháng này - và gần như không để lại dấu vết gì.
Sự kiện này diễn ra vào 2 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 6-2 khi một thiên thạch phát nổ cách 1.000 km ngoài khơi bờ biển Brazil.
Vụ nổ giải phóng năng lượng xấp xỉ 13.000 tấn thuốc nổ. Nó tương đương số năng lượng được sử dụng trong vũ khí nguyên tử đã san bằng Hiroshima vào năm 1945.
Tháng 2-2013, một sao băng đã phát nổ tại thành phố Chelyabinsk (Nga) khiến hơn 1.600 người bị thương.
Sao băng này dài 18 m, bay vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc 18.596 m/s. Phần lớn các mảnh vỡ của nó rơi xuống hồ nước Chebarkul.
“Viên đá trời” này mang năng lượng khoảng 500.000 tấn thuốc nổ - gấp 40 lần so với ảnh hưởng của vụ nổ sao băng mới đây, theo nhà thiên văn Phil Plait.
Plait ước tính rằng, theo năng lượng của vụ nổ gần đây, có khả năng sao băng sẽ rộng khoảng 5-7 m.
Để lý giải việc không ai nhìn thấy nó, theo Plait, có lẽ sao băng đã được quân đội vớt lên.
“Những vụ va chạm như thế này xảy ra nhiều lần trong năm và hầu hết sẽ không ai nhìn thấy chúng” - Plait nói.
Thứ mà chúng ta cần lo là các vụ va chạm với sức công phá lớn hơn.
NASA hiện theo dõi khoảng 12.992 vật thể gần Trái đất được phát hiện quay quanh hệ mặt trời của chúng ta gần với quỹ đạo của chúng ta.
Ước tính khoảng 1.607 trong số đó được phân loại là “Tiểu hành tinh có tiềm năng gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, Paul Chodas, Giám đốc cơ quan Vật thể gần Trái đất NASA (CNEOS), cho biết rằng: “Hiện nay, không có bất kỳ tiểu hành tinh hay vật thể có tiềm năng đe dọa Trái đất trong một thế kỷ tới.”
Nguồn: PLO
Một sao băng khổng lồ đã rơi xuống Đại Tây Dương hồi đầu tháng này - và gần như không để lại dấu vết gì.
Sự kiện này diễn ra vào 2 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 6-2 khi một thiên thạch phát nổ cách 1.000 km ngoài khơi bờ biển Brazil.
Vụ nổ giải phóng năng lượng xấp xỉ 13.000 tấn thuốc nổ. Nó tương đương số năng lượng được sử dụng trong vũ khí nguyên tử đã san bằng Hiroshima vào năm 1945.
Tháng 2-2013, một sao băng đã phát nổ tại thành phố Chelyabinsk (Nga) khiến hơn 1.600 người bị thương.
Sao băng này dài 18 m, bay vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc 18.596 m/s. Phần lớn các mảnh vỡ của nó rơi xuống hồ nước Chebarkul.
Sao băng khổng lồ rơi xuống Đại Tây Dương ngày 6-2. Năng lượng vụ va chạm thoát ra tương đương quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố Hiroshima |
Plait ước tính rằng, theo năng lượng của vụ nổ gần đây, có khả năng sao băng sẽ rộng khoảng 5-7 m.
Để lý giải việc không ai nhìn thấy nó, theo Plait, có lẽ sao băng đã được quân đội vớt lên.
“Những vụ va chạm như thế này xảy ra nhiều lần trong năm và hầu hết sẽ không ai nhìn thấy chúng” - Plait nói.
Thứ mà chúng ta cần lo là các vụ va chạm với sức công phá lớn hơn.
Clip: Hôm nay, thiên thạch khổng lồ đường kính 1km sẽ sượt qua Trái đất
NASA hiện theo dõi khoảng 12.992 vật thể gần Trái đất được phát hiện quay quanh hệ mặt trời của chúng ta gần với quỹ đạo của chúng ta.
Ước tính khoảng 1.607 trong số đó được phân loại là “Tiểu hành tinh có tiềm năng gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, Paul Chodas, Giám đốc cơ quan Vật thể gần Trái đất NASA (CNEOS), cho biết rằng: “Hiện nay, không có bất kỳ tiểu hành tinh hay vật thể có tiềm năng đe dọa Trái đất trong một thế kỷ tới.”
Nguồn: PLO
Bình luận