Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng nói sự việc rất nghiêm trọng, xảy ra án mạng, gây bức xúc lớn trong dư luận, công an tỉnh phải khẩn trương điều tra.
Chiều 19/8, ông Phạm Thế Dũng - chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chủ trì cuộc họp khẩn với công an tỉnh, các sở ban ngành liên quan để chỉ đạo điều tra vụ việc va chạm giữa hai chiến sĩ cảnh sát cơ động Phòng Cảnh sát cơ động (PC64) Công an tỉnh Gia Lai trong lúc tuần tra đã khiến một thanh niên tử vong.
Ông Phạm Thế Dũng nêu rõ đây là sự việc hết sức nghiêm trọng, đã xảy ra án mạng, gây bức xúc lớn trong dư luận tại TP Pleiku nên công an tỉnh Gia Lai phải khẩn trương điều tra để xác định đúng sai, nếu xác định cán bộ chiến sĩ của mình vi phạm thì phải khởi tố ngay.
Thông tin ban đầu xác định lúc 21g45 tối 18/8, ba thanh niên trú tại phường Phù Đổng (TP Pleiku, Gia Lai) đi trên một xe máy từ hướng đường Nguyễn Tất Thành về đường Phù Đổng, lúc này trên xe có một người không đội mũ bảo hiểm.
Ngay sau đó, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đi xe mô tô đặc chủng đã tiến hành truy đuổi, ép sát.
Một trong ba thanh niên trong sự việc trên là Nguyễn Văn Bắc (20 tuổi) kể lại với PV Tuổi Trẻ: "Lúc đó cảnh sát truy đuổi được một đoạn rồi bất ngờ ép sát, dùng chân đạp và dùng gậy vụt rất mạnh vào em và hai bạn trên xe. Người lái xe là Lê Hoài Thương (20 tuổi) đã lảo đảo rồi lao thẳng vào con lươn bên đường".
Theo đó, sau cú ngã, Thương bị chấn thương rất nặng. Mặc dù vậy, hai cảnh sát nói trên không đưa nạn nhân đi cấp cứu mà bỏ mặc tại hiện trường. Thương được người dân bế vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Bệnh án của Bệnh viện Đa khoa Gia Lai thể hiện Thương bị đa chấn thương, vỡ sọ não, nạn nhân được hồi sức khẩn cấp, điều trị tích cực. Tuy nhiên do chấn thương quá nặng, đến 14g ngày 19-8, Thương đã tử vong.
Hai người đi cùng Thương bị chấn thương nhẹ, được sơ cứu và trở về gia đình trong ngày.
Chiều 19/8, khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai hỗn loạn khi hàng trăm người dân cùng người nhà nạn nhân Lê Hoài Thương tập trung vây kín khu vực nhà xác.
Công an tỉnh Gia Lai đã huy động hàng chục cán bộ chiến sĩ, nhiều lãnh đạo công an TP Pleiku có mặt để chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, thu thập các chứng cứ để phục vụ điều tra.
Đến 15g cùng ngày, thi thể nạn nhân Lê Hoài Thương đã được đưa về tại gia đình trên đường Phù Đổng (TP Pleiku).
Ngay sau khi nhận được thông tin sự việc, PV đã gặp lãnh đạo Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Gia Lai, một phó giám đốc Công an TP Pleiku nhưng tất cả đều trả lời: “Vụ việc xảy ra là do tai nạn giao thông, nạn nhân phát hiện thấy công an rồi cho xe chạy nhanh va vào taluy đường dẫn đến té ngã”.
Các lãnh đạo này cũng cho biết báo cáo về sự việc, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động nói đã trực tiếp đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu chứ không bỏ mặc như những người chứng kiến nói.
Tại cuộc họp khẩn do chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng chủ trì cuối ngày 19-8, trả lời câu hỏi của PV về tinh thần xử lý sự việc, ông Dũng nói: “Trước hết chúng tôi xác định đây là sự việc lớn, có chết người nên việc trước tiên là UBND tỉnh, Công an tỉnh và lãnh đạo liên quan trong ngày phải đến gia đình động viên, thăm hỏi, hỗ trợ chi phí điều trị bước đầu".
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đã chỉ đạo công an tỉnh Gia Lai khẩn trương đình chỉ công tác hai cán bộ liên quan, chờ điều tra làm rõ. Thông tin người dân cung cấp cho chúng tôi, khi xảy ra sự việc hai cán bộ nói trên đã bỏ mặc nạn nhân mà không đưa đi cấp cứu. Công an tỉnh phải làm rõ, nếu có sai phạm thì phải khởi tố ngay”.
Trong khi đó, đại tá Vũ Văn Lâu - phó giám đốc Công an tỉnh Gia Lai cũng cho PV biết, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động có liên quan trong vụ việc hiện đã biên chế chuyên nghiệp trong ngành công an chứ không phải lính nghĩa vụ.
Theo Tuổi trẻ
Người nhà nạn nhân Lê Hoài Thương đau đớn khi nhận xác người thân |
Ông Phạm Thế Dũng nêu rõ đây là sự việc hết sức nghiêm trọng, đã xảy ra án mạng, gây bức xúc lớn trong dư luận tại TP Pleiku nên công an tỉnh Gia Lai phải khẩn trương điều tra để xác định đúng sai, nếu xác định cán bộ chiến sĩ của mình vi phạm thì phải khởi tố ngay.
Thông tin ban đầu xác định lúc 21g45 tối 18/8, ba thanh niên trú tại phường Phù Đổng (TP Pleiku, Gia Lai) đi trên một xe máy từ hướng đường Nguyễn Tất Thành về đường Phù Đổng, lúc này trên xe có một người không đội mũ bảo hiểm.
Ngay sau đó, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đi xe mô tô đặc chủng đã tiến hành truy đuổi, ép sát.
Một trong ba thanh niên trong sự việc trên là Nguyễn Văn Bắc (20 tuổi) kể lại với PV Tuổi Trẻ: "Lúc đó cảnh sát truy đuổi được một đoạn rồi bất ngờ ép sát, dùng chân đạp và dùng gậy vụt rất mạnh vào em và hai bạn trên xe. Người lái xe là Lê Hoài Thương (20 tuổi) đã lảo đảo rồi lao thẳng vào con lươn bên đường".
Theo đó, sau cú ngã, Thương bị chấn thương rất nặng. Mặc dù vậy, hai cảnh sát nói trên không đưa nạn nhân đi cấp cứu mà bỏ mặc tại hiện trường. Thương được người dân bế vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Bệnh án của Bệnh viện Đa khoa Gia Lai thể hiện Thương bị đa chấn thương, vỡ sọ não, nạn nhân được hồi sức khẩn cấp, điều trị tích cực. Tuy nhiên do chấn thương quá nặng, đến 14g ngày 19-8, Thương đã tử vong.
Hai người đi cùng Thương bị chấn thương nhẹ, được sơ cứu và trở về gia đình trong ngày.
Chiều 19/8, khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai hỗn loạn khi hàng trăm người dân cùng người nhà nạn nhân Lê Hoài Thương tập trung vây kín khu vực nhà xác.
Công an tỉnh Gia Lai đã huy động hàng chục cán bộ chiến sĩ, nhiều lãnh đạo công an TP Pleiku có mặt để chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, thu thập các chứng cứ để phục vụ điều tra.
Đến 15g cùng ngày, thi thể nạn nhân Lê Hoài Thương đã được đưa về tại gia đình trên đường Phù Đổng (TP Pleiku).
Ngay sau khi nhận được thông tin sự việc, PV đã gặp lãnh đạo Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Gia Lai, một phó giám đốc Công an TP Pleiku nhưng tất cả đều trả lời: “Vụ việc xảy ra là do tai nạn giao thông, nạn nhân phát hiện thấy công an rồi cho xe chạy nhanh va vào taluy đường dẫn đến té ngã”.
Các lãnh đạo này cũng cho biết báo cáo về sự việc, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động nói đã trực tiếp đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu chứ không bỏ mặc như những người chứng kiến nói.
Tại cuộc họp khẩn do chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng chủ trì cuối ngày 19-8, trả lời câu hỏi của PV về tinh thần xử lý sự việc, ông Dũng nói: “Trước hết chúng tôi xác định đây là sự việc lớn, có chết người nên việc trước tiên là UBND tỉnh, Công an tỉnh và lãnh đạo liên quan trong ngày phải đến gia đình động viên, thăm hỏi, hỗ trợ chi phí điều trị bước đầu".
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đã chỉ đạo công an tỉnh Gia Lai khẩn trương đình chỉ công tác hai cán bộ liên quan, chờ điều tra làm rõ. Thông tin người dân cung cấp cho chúng tôi, khi xảy ra sự việc hai cán bộ nói trên đã bỏ mặc nạn nhân mà không đưa đi cấp cứu. Công an tỉnh phải làm rõ, nếu có sai phạm thì phải khởi tố ngay”.
Trong khi đó, đại tá Vũ Văn Lâu - phó giám đốc Công an tỉnh Gia Lai cũng cho PV biết, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động có liên quan trong vụ việc hiện đã biên chế chuyên nghiệp trong ngành công an chứ không phải lính nghĩa vụ.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận