Một số trường sẽ sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh, Đại học Luật TP HCM, cũng có cách kiểm tra năng lực riêng.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và nhiệm vụ trọng tâm 2015-2016, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường chủ động hơn cho các trường. Dự kiến, sau khi có kết quả thi, các trường đại học, cao đẳng tự chủ tổ chức tuyển sinh.
Xu hướng mới
Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục thi theo hình thức đánh giá năng lực. Cấu trúc đề thi năm 2016 được dự đoán không khác so với kỳ thi đầu tiên.
Cụ thể, phần Tư duy định lượng Toán học (80 phút) bao gồm: Đại số, Hình học, Giải thích, Thống kê và xác suất sơ cấp. Phần tư duy định tính Ngữ văn (60 phút) là những dữ liệu liên quan nhiều lĩnh vực trong đời sống như Văn học, Ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), Văn hóa, Lịch sử, Địa lý.
Phần tự chọn, thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung là tư duy định lượng (Kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Tư duy định tính (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Theo TS Sái Công Hồng – Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, dự kiến năm 2016 sẽ thi 3 đợt (vào thời điểm tháng 1 và tháng 8) thay vì tổ chức 2 đợt như vừa qua. Để cải tiến, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức thi Đánh giá năng lực môn Ngoại ngữ trên máy tính và công bố kết quả ngay sau kỳ thi.
Nếu như bài thi Đánh giá năng lực 2015 có tổng140 điểm (tương ứng 140 câu hỏi) thì đề thi năm 2016 sẽ phân hai loại rõ rệt: Câu khó chiếm số điểm cao, câu dễ điểm thấp.
Hiện nay, kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội được 7 trường, 5 khoa (thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội) công nhận và sử dụng. Trong kỳ thi 2016, trường đã có công văn đồng ý cho một số trường đại học ngoài hệ thống sử dụng kết quả Đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng thực hiện theo phương án thi môn năng khiếu (hai phần trắc nghiệm và tự luận) với chuyên ngành báo chí trong năm 2015 và tiếp tục thực hiện năm 2016. Với những thí sinh dự tuyển ngành Báo ảnh, Truyền hình, Quay phim sẽ phỏng vấn trực tiếp.
Nắm bắt xu thế thi đánh giá năng lực, Đại học Luật TP HCM dự kiến tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra năng lực.
Trong phần kiểm tra năng lực, học sinh cần hiểu biết các nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân); Kiến thức về pháp luật và tư duy logic, Khả năng lập luận của thí sinh.
Bài kiểm tra chiếm tỉ trọng 20% điểm trúng tuyển vào trường.
Đại học FPT cũng nhiều năm tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực thông qua bài viết luận và thi trắc nghiệm. Trong năm 2016, nhà trường sẽ đổi mới hình thức thi với 100% thí sinh làm bài trên máy tính.
Theo lãnh đạo nhà trường, đây cũng là hình thức thi tuyển phù hợp với xu hướng tin học hóa đang ngày càng phát triển trong giáo dục Việt Nam.
Về nội dung bài thi, thí sinh sẽ phải đáp ứng: Đánh giá năng lực phổ thông nền tảng, có liên quan ngành học đăng ký dự thi; Đánh giá năng lực chuyên biệt liên quan ngành học sẽ được đào tạo; Đánh giá năng lực nghị luận thông qua một bài luận có chủ đề thông dụng và gần gũi với học sinh đã hoàn thành chương trình trung học.
Kiến thức trong sách giáo khoa chưa đủ
Đại học Quốc gia Hà Nội đã có kinh nghiệm trong việc thi theo hình thức đánh giá năng lực. Website của trường đều có đề thi mẫu và hướng dẫn làm bài để thí sinh có thể vận dụng thông thạo nhất.
Để hoàn thành tốt các bài thi theo dạng Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Bùi Mạnh Thắng – thủ khoa đại học đầu tiên 2015, cũng là người có điểm số cao nhất kỳ thi Đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: Thí sinh cần hiểu biết sâu rộng, nếu chỉ học tốt chương trình lớp 12 và trong SGK là chưa đủ.
Theo nam sinh quê Thái Bình, trong đề thi của mình, môn Toán phần tự chọn bao gồm cả chương trình lớp 10 và lớp 11, môn Ngữ văn có nhiều câu hỏi mở rộng, yêu cầu liên hệ thực tế, không có trong sách giáo khoa.
Còn TS Sái Công Hồng khuyên, học sinh cần học đều và đủ năng lực cần có. Đề thi 140 câu được thiết kế tỷ lệ khó chỉ 20% còn lại dễ và trung bình. Dù là khối C hay D, thí sinh phải đủ năng lực trung bình để đáp ứng tư duy định lượng (về tự nhiên).
Bài thi năng khiếu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do nhà trường ra đề và trực tiếp chấm. Với đề thi này, thí sinh sẽ được chứng tỏ năng lực, tố chất sáng tạo viết báo của mình.
Đề thi viết luận năm 2015 của trường như sau: "Hiện nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy những lời bình luận ác ý, đả kích, chê bai trên mạng xã hội về bất cứ nhân vật, sự kiện nào. Một số nhà báo cũng tham gia bàn luận, sử dụng thông tin trên mạng xã hội như nguồn tin chính thức cho các sản phẩm báo chí của mình. Anh chị hãy thể hiện quan điểm về vấn đề trên bằng bài viết có tiêu đề khoảng 500 chữ".
Ông Lưu Văn An, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đề thi năng khiếu không hẳn là kiến thức các em đã học mà đòi hỏi khả năng phát hiện vấn đề. Đặc biệt, thí sinh phải có nhận thức về xã hội tốt.
Nguồn: Zing
Tại hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và nhiệm vụ trọng tâm 2015-2016, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường chủ động hơn cho các trường. Dự kiến, sau khi có kết quả thi, các trường đại học, cao đẳng tự chủ tổ chức tuyển sinh.
Xu hướng mới
Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục thi theo hình thức đánh giá năng lực. Cấu trúc đề thi năm 2016 được dự đoán không khác so với kỳ thi đầu tiên.
Cụ thể, phần Tư duy định lượng Toán học (80 phút) bao gồm: Đại số, Hình học, Giải thích, Thống kê và xác suất sơ cấp. Phần tư duy định tính Ngữ văn (60 phút) là những dữ liệu liên quan nhiều lĩnh vực trong đời sống như Văn học, Ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), Văn hóa, Lịch sử, Địa lý.
Phần tự chọn, thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung là tư duy định lượng (Kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Tư duy định tính (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Theo TS Sái Công Hồng – Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, dự kiến năm 2016 sẽ thi 3 đợt (vào thời điểm tháng 1 và tháng 8) thay vì tổ chức 2 đợt như vừa qua. Để cải tiến, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức thi Đánh giá năng lực môn Ngoại ngữ trên máy tính và công bố kết quả ngay sau kỳ thi.
Nếu như bài thi Đánh giá năng lực 2015 có tổng140 điểm (tương ứng 140 câu hỏi) thì đề thi năm 2016 sẽ phân hai loại rõ rệt: Câu khó chiếm số điểm cao, câu dễ điểm thấp.
Hiện nay, kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội được 7 trường, 5 khoa (thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội) công nhận và sử dụng. Trong kỳ thi 2016, trường đã có công văn đồng ý cho một số trường đại học ngoài hệ thống sử dụng kết quả Đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng thực hiện theo phương án thi môn năng khiếu (hai phần trắc nghiệm và tự luận) với chuyên ngành báo chí trong năm 2015 và tiếp tục thực hiện năm 2016. Với những thí sinh dự tuyển ngành Báo ảnh, Truyền hình, Quay phim sẽ phỏng vấn trực tiếp.
Nắm bắt xu thế thi đánh giá năng lực, Đại học Luật TP HCM dự kiến tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra năng lực.
Trong phần kiểm tra năng lực, học sinh cần hiểu biết các nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân); Kiến thức về pháp luật và tư duy logic, Khả năng lập luận của thí sinh.
Bài kiểm tra chiếm tỉ trọng 20% điểm trúng tuyển vào trường.
Đại học FPT cũng nhiều năm tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực thông qua bài viết luận và thi trắc nghiệm. Trong năm 2016, nhà trường sẽ đổi mới hình thức thi với 100% thí sinh làm bài trên máy tính.
Theo lãnh đạo nhà trường, đây cũng là hình thức thi tuyển phù hợp với xu hướng tin học hóa đang ngày càng phát triển trong giáo dục Việt Nam.
Về nội dung bài thi, thí sinh sẽ phải đáp ứng: Đánh giá năng lực phổ thông nền tảng, có liên quan ngành học đăng ký dự thi; Đánh giá năng lực chuyên biệt liên quan ngành học sẽ được đào tạo; Đánh giá năng lực nghị luận thông qua một bài luận có chủ đề thông dụng và gần gũi với học sinh đã hoàn thành chương trình trung học.
Kiến thức trong sách giáo khoa chưa đủ
Đại học Quốc gia Hà Nội đã có kinh nghiệm trong việc thi theo hình thức đánh giá năng lực. Website của trường đều có đề thi mẫu và hướng dẫn làm bài để thí sinh có thể vận dụng thông thạo nhất.
Để hoàn thành tốt các bài thi theo dạng Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Bùi Mạnh Thắng – thủ khoa đại học đầu tiên 2015, cũng là người có điểm số cao nhất kỳ thi Đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: Thí sinh cần hiểu biết sâu rộng, nếu chỉ học tốt chương trình lớp 12 và trong SGK là chưa đủ.
Theo nam sinh quê Thái Bình, trong đề thi của mình, môn Toán phần tự chọn bao gồm cả chương trình lớp 10 và lớp 11, môn Ngữ văn có nhiều câu hỏi mở rộng, yêu cầu liên hệ thực tế, không có trong sách giáo khoa.
Còn TS Sái Công Hồng khuyên, học sinh cần học đều và đủ năng lực cần có. Đề thi 140 câu được thiết kế tỷ lệ khó chỉ 20% còn lại dễ và trung bình. Dù là khối C hay D, thí sinh phải đủ năng lực trung bình để đáp ứng tư duy định lượng (về tự nhiên).
Bài thi năng khiếu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do nhà trường ra đề và trực tiếp chấm. Với đề thi này, thí sinh sẽ được chứng tỏ năng lực, tố chất sáng tạo viết báo của mình.
Đề thi viết luận năm 2015 của trường như sau: "Hiện nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy những lời bình luận ác ý, đả kích, chê bai trên mạng xã hội về bất cứ nhân vật, sự kiện nào. Một số nhà báo cũng tham gia bàn luận, sử dụng thông tin trên mạng xã hội như nguồn tin chính thức cho các sản phẩm báo chí của mình. Anh chị hãy thể hiện quan điểm về vấn đề trên bằng bài viết có tiêu đề khoảng 500 chữ".
Ông Lưu Văn An, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đề thi năng khiếu không hẳn là kiến thức các em đã học mà đòi hỏi khả năng phát hiện vấn đề. Đặc biệt, thí sinh phải có nhận thức về xã hội tốt.
Nguồn: Zing
Bình luận