(VTC News) – Vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội thẳng thắn nêu quan điểm việc tinh giảm biên chế hiện nay không hiệu quả.
Sáng 24/3, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Góp ý về vấn đề này, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội bắt đầu bằng một câu hỏi hài hước: “Trong nhiệm kỳ qua, nếu các thành tựu kinh tế xã hội đúng như báo cáo thì có đại biểu nói hồng phúc cho dân quá. Dân muốn hỏi thành tựu đó đã thực chất chưa?”.
Ông Đương cho biết, nợ công năm 2011 khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, nay tăng lên 2,7 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Vệt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đạt 3 tỷ USD nhưng người Việt uống bia rượu cũng mất 3 tỷ USD.
“Làm được tí gạo nào là uống hết”, đại biểu Đương nói.
Bên cạnh đó, việc thu ngân sách không nuôi đủ bộ máy hành chính cũng là vấn đề được đại biểu Đỗ Văn Đương đặc biệt quan tâm.
Vị đại biểu này cho rằng, chủ trương Bộ Chính trị về tinh giảm biên chế rất đúng, nhưng vấn đề đặt ra là biện pháp giảm thế nào.
“Hết xây dựng đề án, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt... cứ như thế lâu lắm không được đâu. Riêng khâu thủ tục thôi cũng đã rất nhiêu khê rồi, xin hết cấp này tới bộ nọ mới được cắt giảm”.
Có ý kiến đại biểu cho rằng 1/3 công chức sáng cắp ô đi, chiều mang ô về, nhưng khi tổng kết chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ, điều này là do nể nang nhau. Do đó, cần quyết liệt giao chỉ tiêu giảm biên chế.
“Tăng có thể báo cáo Bộ Nội vụ, nhưng giảm phải giao cho cơ quan tổ chức; ở tầm Trung ương phải giao chỉ tiêu giảm; khối hành chính sự nghiệp phải giao chỉ tiêu giảm như năm nay giảm 1.000, năm sau giảm 2.000”, ông Đương nói.
Vị đại biểu này cho rằng “cha chung không ai khóc nên cần yêu cầu giảm cụ thể”. Dù biết là việc làm này rất khó nhưng khi đã quyết liệt rồi, một mất một còn rồi thì phải giảm.
Vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng đề xuất phải nhất thể hoá một số chính sách giữa Đảng và chính quyền; bớt tầng lớp cán bộ phong trào, tầng lớp trung gian, đoàn thể.
“Hô khẩu hiệu nhiều quá, bắt tay làm việc thì ít. Phải coi trọng chuyên gia, coi trọng chuyên môn và trả đồng lương xứng đáng. Cũng 10.000 USD nhưng chia cho nhiều người quá nên lương thấp, dẫn tới tham nhũng. Từ chuyện công chức cả làng, cả xã dẫn tới bình quân chủ nghĩa trong công việc”, ông Đương nói.
Vị đại biểu này cũng nói thêm: “Một ông nông dân cõng 4 ông công chức béo thì chết, dân oán thán lắm”.
“Các dự án lớn có bóng dáng quan chức không? Các dự án, cụm dự án có cổ phần của họ không?”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
Ông Đương cho rằng thời gian tới phải coi trọng chống tội phạm tham nhũng. “Phải đánh có trọng tâm trọng điểm, thì mới chấn chỉnh bộ máy phía dưới”.
Vị đại biểu này cho rằng cần nhấn mạnh vai trò, và quy trách nhiệm của người đứng đầu rất quan trọng. Người đứng đầu sẽ là tấm gương để cấp dưới phải làm theo.
Phạm Thịnh
Sáng 24/3, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Góp ý về vấn đề này, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội bắt đầu bằng một câu hỏi hài hước: “Trong nhiệm kỳ qua, nếu các thành tựu kinh tế xã hội đúng như báo cáo thì có đại biểu nói hồng phúc cho dân quá. Dân muốn hỏi thành tựu đó đã thực chất chưa?”.
Ông Đương cho biết, nợ công năm 2011 khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, nay tăng lên 2,7 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Vệt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đạt 3 tỷ USD nhưng người Việt uống bia rượu cũng mất 3 tỷ USD.
“Làm được tí gạo nào là uống hết”, đại biểu Đương nói.
Bên cạnh đó, việc thu ngân sách không nuôi đủ bộ máy hành chính cũng là vấn đề được đại biểu Đỗ Văn Đương đặc biệt quan tâm.
Vị đại biểu này cho rằng, chủ trương Bộ Chính trị về tinh giảm biên chế rất đúng, nhưng vấn đề đặt ra là biện pháp giảm thế nào.
“Hết xây dựng đề án, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt... cứ như thế lâu lắm không được đâu. Riêng khâu thủ tục thôi cũng đã rất nhiêu khê rồi, xin hết cấp này tới bộ nọ mới được cắt giảm”.
Ảnh minh hoạ |
“Tăng có thể báo cáo Bộ Nội vụ, nhưng giảm phải giao cho cơ quan tổ chức; ở tầm Trung ương phải giao chỉ tiêu giảm; khối hành chính sự nghiệp phải giao chỉ tiêu giảm như năm nay giảm 1.000, năm sau giảm 2.000”, ông Đương nói.
|
Vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng đề xuất phải nhất thể hoá một số chính sách giữa Đảng và chính quyền; bớt tầng lớp cán bộ phong trào, tầng lớp trung gian, đoàn thể.
“Hô khẩu hiệu nhiều quá, bắt tay làm việc thì ít. Phải coi trọng chuyên gia, coi trọng chuyên môn và trả đồng lương xứng đáng. Cũng 10.000 USD nhưng chia cho nhiều người quá nên lương thấp, dẫn tới tham nhũng. Từ chuyện công chức cả làng, cả xã dẫn tới bình quân chủ nghĩa trong công việc”, ông Đương nói.
Vị đại biểu này cũng nói thêm: “Một ông nông dân cõng 4 ông công chức béo thì chết, dân oán thán lắm”.
Phát ngôn ấn tượng của các đại biểu Quốc hội
“Các dự án lớn có bóng dáng quan chức không? Các dự án, cụm dự án có cổ phần của họ không?”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
Ông Đương cho rằng thời gian tới phải coi trọng chống tội phạm tham nhũng. “Phải đánh có trọng tâm trọng điểm, thì mới chấn chỉnh bộ máy phía dưới”.
Vị đại biểu này cho rằng cần nhấn mạnh vai trò, và quy trách nhiệm của người đứng đầu rất quan trọng. Người đứng đầu sẽ là tấm gương để cấp dưới phải làm theo.
Phạm Thịnh
Bình luận