"Mỗi ngày, tôi dậy từ 4h sáng, cùng với ngư dân đi quăng lưới ven bờ. Sau đó, tôi đi gặp từng người để hỏi han...”.
Chiều 11/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Tri thức tổ chức chiếu phim tài liệu “Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát” và giao lưu với tác giả bộ phim, ông Andre Menras (tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết). Bộ phim “Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát” dài 59 phút, lấy cảm hứng từ những câu chuyện đời của những ngư dân Quảng Ngãi quanh năm bám biển, bám đảo làm kế sinh nhai, xem biển đảo là lẽ sống của mình.
Bộ phim còn là chuyện đời của những người phụ nữ miền biển quanh năm vất vả, lo toan và gánh chịu đau thương, mất mát khi chồng, con của họ phải vật lộn nơi đầu sóng ngọn gió, thậm chí là bỏ mạng giữa biển khơi. Nhân vật trung tâm của phim là những ngư dân ở đảo Bình Châu, Lý Sơn.
Tại buổi công chiếu bộ phim, nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt trước những mảnh đời, thân phận có thật ngoài đời ở trong phim. “Đã từ lâu, tôi muốn gặp gỡ những ngư dân miền Trung Việt Nam, những người đã tiếp tục quăng lưới và lặn biển, trên quần đảo Hoàng Sa mà tổ tiên họ ngày xưa đã đặt tên là Bãi Cát Vàng” - những lời mở đầu của bộ phim tài liệu “Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát” đã được cất lên như thế.
Có lẽ khi bộ phim khép lại, người xem sẽ không thôi ám ảnh với những nhân vật trong phim, như bà Lê Thị Sanh, em Lê Thị Thanh Thanh và bao nhiêu thân phận khác.
Bà Lê Thị Sanh là cư dân đảo Lý Sơn, có chồng là Nguyễn Hoàng, đi biển mất tích với năm người khác, để lại cho bà ba đứa con không một phương tiện sinh nhai. Em Lê Thị Thanh Thanh, cư dân đảo Lý Sơn, có cha là Lê Minh Tâm, đi biển chết mất xác…
Biển khơi đầy rẫy hiểm nguy đã cướp đi những người đàn ông trụ cột trong gia đình, để lại mái nhà xơ xác với những người phụ nữ góa chồng, những người mẹ mất con, những đứa trẻ không bao giờ có hy vọng được nhìn mặt cha thêm một lần nào nữa.
Ông André Menras chia sẻ, để thực hiện được những thước phim sinh động, chân thật này, ông đã đến Bình Châu và Lý Sơn sống cùng gia đình các ngư dân. Nguồn cơn khiến ông có ý định làm phóng sự về cuộc sống, mưu sinh của những ngư dân đảo Lý Sơn xuất phát từ một bài báo ông vô tình đọc được vào một ngày năm 2006 nói đến việc một tàu cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc bắt.
“Khi đó, tôi đã rất bức xúc. Tại sao lại có chuyện vô lý như thế? Họ đánh bắt hải sản trên vùng biển chủ quyền của đất nước họ, tại sao Trung Quốc lại dám bắt? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng tôi không tìm được câu trả lời.
Tôi bắt đầu nghiên cứu về Luật Biển, về lịch sử, pháp lý vùng biển Việt Nam… Và từ đó, ý định tìm về đảo Lý Sơn để làm phóng sự về người dân ở đây đã nảy sinh trong đầu tôi”, André Menras kể lại.
Theo André Menras, khi thực hiện bộ phim này, ông đã có 3 tháng ròng rã ở nơi biển khơi mặn mòi, sống cùng với gia đình các ngư dân, 10 ngày quay phim và 2 tuần để dàn dựng bộ phim dài 59 phút này. Ở ông có một tình yêu biển cả bao la, một sợi dây gắn bó rất tự nhiên với biển khơi, có lẽ chính bởi việc sinh ra ở miền Nam nước Pháp.
Ông cho biết, lúc đầu khi làm phim này, ông cũng gặp một số khó khăn nhất định, như thời gian đầu người dân nơi đây vẫn khá e ngại với ông, bởi họ ít tiếp xúc với người ngoài, hơn nữa ông lại là “người Tây”. Tuy nhiên, dần dà sau khi trò chuyện, làm quen với họ, nói rõ mục đích ông tới Lý Sơn cho họ hiểu, rằng ông đến để nghe họ nói và sẽ làm một cái gì đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, nhiều người đã đón nhận ông rất nồng hậu.
Họ đã chia sẻ những câu chuyện rất chân thật, càng thôi thúc ông phải quyết tâm thực hiện được bộ phim mình ấp ủ. Và một điều may mắn khác nữa, đó là trong suốt thời gian làm phim ở Lý Sơn, đoàn làm phim không gặp một trở ngại nào từ phía chính quyền địa phương.
Kể về một ngày bình thường của ông trong khoảng thời gian sống tại đảo, ông nói: “Mỗi ngày, tôi dậy từ 4h sáng, cùng với ngư dân đi quăng lưới ven bờ. Một phần ít ỏi trong những mẻ lưới có được họ đem bán. Phần còn lại để ăn sáng. Có những người đàn ông thì sáng ăn vài chiếc bánh xèo và 1 chai bia… Sau đó, tôi đi gặp từng người để tìm hiểu, hỏi han, nghe họ chia sẻ về cuộc sống mưu sinh, về những khó khăn, mất mát. Những lúc rảnh, tôi còn đi lặn biển…”.
Nêu quan điểm về tình hình Biển Đông và việc Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, ông André Menras cho hay:
“Đây là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm lần này. Là một công dân Việt Nam, tôi rất phẫn nộ trước hành động ngang ngược đó của Trung Quốc. Mong muốn của tôi lần này là được đi Hoàng Sa, nơi vùng biển của Việt Nam mà giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hạ đặt.
Tôi muốn tận mắt chứng kiến điều này và sẽ làm một bộ phim, trong đó có tư liệu sống động về việc Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan, gây hấn và truy cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Tôi cũng ghi lại hình ảnh những tàu cá của ngư dân bị tàu TQ đâm chìm, nỗi đau của họ trong những chuyến ra khơi, đồng thời không thể không ghi lại chuyện ngư dân Việt vẫn kiên cường ra khơi bám biển, bất chấp sự uy hiếp, đe dọa và thậm chí có hành động như cướp biển của các tàu Trung Quốc”.
Theo Kiến thức
Chiều 11/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Tri thức tổ chức chiếu phim tài liệu “Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát” và giao lưu với tác giả bộ phim, ông Andre Menras (tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết). Bộ phim “Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát” dài 59 phút, lấy cảm hứng từ những câu chuyện đời của những ngư dân Quảng Ngãi quanh năm bám biển, bám đảo làm kế sinh nhai, xem biển đảo là lẽ sống của mình.
Bộ phim còn là chuyện đời của những người phụ nữ miền biển quanh năm vất vả, lo toan và gánh chịu đau thương, mất mát khi chồng, con của họ phải vật lộn nơi đầu sóng ngọn gió, thậm chí là bỏ mạng giữa biển khơi. Nhân vật trung tâm của phim là những ngư dân ở đảo Bình Châu, Lý Sơn.
Ông André Menras (áo đen) phát biểu tại buổi công chiếu bộ phim của mình ngày 11/7 tại Hà Nội. |
Tại buổi công chiếu bộ phim, nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt trước những mảnh đời, thân phận có thật ngoài đời ở trong phim. “Đã từ lâu, tôi muốn gặp gỡ những ngư dân miền Trung Việt Nam, những người đã tiếp tục quăng lưới và lặn biển, trên quần đảo Hoàng Sa mà tổ tiên họ ngày xưa đã đặt tên là Bãi Cát Vàng” - những lời mở đầu của bộ phim tài liệu “Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát” đã được cất lên như thế.
Có lẽ khi bộ phim khép lại, người xem sẽ không thôi ám ảnh với những nhân vật trong phim, như bà Lê Thị Sanh, em Lê Thị Thanh Thanh và bao nhiêu thân phận khác.
Khán phòng lặng người xem bộ phim "Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát". |
Bà Lê Thị Sanh là cư dân đảo Lý Sơn, có chồng là Nguyễn Hoàng, đi biển mất tích với năm người khác, để lại cho bà ba đứa con không một phương tiện sinh nhai. Em Lê Thị Thanh Thanh, cư dân đảo Lý Sơn, có cha là Lê Minh Tâm, đi biển chết mất xác…
Biển khơi đầy rẫy hiểm nguy đã cướp đi những người đàn ông trụ cột trong gia đình, để lại mái nhà xơ xác với những người phụ nữ góa chồng, những người mẹ mất con, những đứa trẻ không bao giờ có hy vọng được nhìn mặt cha thêm một lần nào nữa.
Ông André Menras chia sẻ, để thực hiện được những thước phim sinh động, chân thật này, ông đã đến Bình Châu và Lý Sơn sống cùng gia đình các ngư dân. Nguồn cơn khiến ông có ý định làm phóng sự về cuộc sống, mưu sinh của những ngư dân đảo Lý Sơn xuất phát từ một bài báo ông vô tình đọc được vào một ngày năm 2006 nói đến việc một tàu cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc bắt.
“Khi đó, tôi đã rất bức xúc. Tại sao lại có chuyện vô lý như thế? Họ đánh bắt hải sản trên vùng biển chủ quyền của đất nước họ, tại sao Trung Quốc lại dám bắt? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng tôi không tìm được câu trả lời.
Tôi bắt đầu nghiên cứu về Luật Biển, về lịch sử, pháp lý vùng biển Việt Nam… Và từ đó, ý định tìm về đảo Lý Sơn để làm phóng sự về người dân ở đây đã nảy sinh trong đầu tôi”, André Menras kể lại.
Ông André Menras đang phỏng vấn một gia đình ngư dân ở Lý Sơn có tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc trong năm 2011. |
Theo André Menras, khi thực hiện bộ phim này, ông đã có 3 tháng ròng rã ở nơi biển khơi mặn mòi, sống cùng với gia đình các ngư dân, 10 ngày quay phim và 2 tuần để dàn dựng bộ phim dài 59 phút này. Ở ông có một tình yêu biển cả bao la, một sợi dây gắn bó rất tự nhiên với biển khơi, có lẽ chính bởi việc sinh ra ở miền Nam nước Pháp.
Ông cho biết, lúc đầu khi làm phim này, ông cũng gặp một số khó khăn nhất định, như thời gian đầu người dân nơi đây vẫn khá e ngại với ông, bởi họ ít tiếp xúc với người ngoài, hơn nữa ông lại là “người Tây”. Tuy nhiên, dần dà sau khi trò chuyện, làm quen với họ, nói rõ mục đích ông tới Lý Sơn cho họ hiểu, rằng ông đến để nghe họ nói và sẽ làm một cái gì đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, nhiều người đã đón nhận ông rất nồng hậu.
Họ đã chia sẻ những câu chuyện rất chân thật, càng thôi thúc ông phải quyết tâm thực hiện được bộ phim mình ấp ủ. Và một điều may mắn khác nữa, đó là trong suốt thời gian làm phim ở Lý Sơn, đoàn làm phim không gặp một trở ngại nào từ phía chính quyền địa phương.
Kể về một ngày bình thường của ông trong khoảng thời gian sống tại đảo, ông nói: “Mỗi ngày, tôi dậy từ 4h sáng, cùng với ngư dân đi quăng lưới ven bờ. Một phần ít ỏi trong những mẻ lưới có được họ đem bán. Phần còn lại để ăn sáng. Có những người đàn ông thì sáng ăn vài chiếc bánh xèo và 1 chai bia… Sau đó, tôi đi gặp từng người để tìm hiểu, hỏi han, nghe họ chia sẻ về cuộc sống mưu sinh, về những khó khăn, mất mát. Những lúc rảnh, tôi còn đi lặn biển…”.
Nêu quan điểm về tình hình Biển Đông và việc Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, ông André Menras cho hay:
“Đây là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm lần này. Là một công dân Việt Nam, tôi rất phẫn nộ trước hành động ngang ngược đó của Trung Quốc. Mong muốn của tôi lần này là được đi Hoàng Sa, nơi vùng biển của Việt Nam mà giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hạ đặt.
Tôi muốn tận mắt chứng kiến điều này và sẽ làm một bộ phim, trong đó có tư liệu sống động về việc Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan, gây hấn và truy cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Tôi cũng ghi lại hình ảnh những tàu cá của ngư dân bị tàu TQ đâm chìm, nỗi đau của họ trong những chuyến ra khơi, đồng thời không thể không ghi lại chuyện ngư dân Việt vẫn kiên cường ra khơi bám biển, bất chấp sự uy hiếp, đe dọa và thậm chí có hành động như cướp biển của các tàu Trung Quốc”.
Theo Kiến thức
Bình luận