(VTC News) - Sau khi được bổ nhiệm chức vụ vào ngày 6/2/2014, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đảm nhận nhiệm vụ phụ trách 5 lĩnh vực “nóng” đó là báo chí; xuất bản; thông tin đối ngoại; quyền tác giả đối với các sản phẩm báo chí, xuất bản; nội chính.
Lĩnh vực báo chí, xuất bản “nóng” nhất với những sai phạm tràn lan của báo điện tử, truyền hình và xuất bản. Gần một năm đảm nhiệm chức vụ, với phong cách tâm huyết, quyết liệt, thấm đẫm bản chất người lính, tình trạng vi phạm đã giảm hẳn.
- Thưa Thứ trưởng, kỷ niệm nào không vui nhất trong công việc của năm 2014?
Đó là việc xử phạt chương trình Chuyển động 24h của VTV vào ngay những ngày cuối năm về vụ phát chương trình cầu thủ Công Phượng gian lận tuổi. Chuyển động 24h đã gây nên một làn sóng phản ứng trong dư luận. Tôi không chạy theo dư luận mà chạy theo trách nhiệm xã hội, theo luật. Nhưng thôi, năm mới chúng ta không nhắc chuyện buồn năm cũ nữa. Tôi mong năm 2015 không còn phải ra những quyết định phạt như vậy nữa.
- Vậy kỷ niệm nào vui nhất?
(Cười). Những cơ quan báo chí trực thuộc Bộ cũng bị xử phạt. Tôi nghĩ trong tâm lý anh em nghĩ mình là “người nhà”, có sai phạm chút cũng được lơ đi. Nhưng sau khi bị xử phạt rồi, anh em cũng hiểu ra, tự đăng tin và đính chính cũng như xin lỗi bạn đọc. Đó là hành vi ứng xử rất văn hoá, sòng phẳng với bạn đọc của người làm báo. Chúng ta phải hành xử công bằng thì mới bảo đảm tính nghiêm minh được.
- Thưa Thứ trưởng, trong từng vụ việc cụ thể điều gì khó khăn nhất?
Rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, nhất là đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Bộ trưởng đồng lòng ủng hộ, các cục, vụ, đơn vị như: Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình - Thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Thanh tra Bộ, Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) thống nhất, quyết tâm nên mới làm được chứ!
- Xin hỏi thật Thứ trưởng, khi mới vừa nhậm chức, báo chí nước ngoài đưa tin là cử cán bộ tuyên giáo sang uốn nắn báo chí, ông nghĩ gì về điều này?
Tôi xuất thân là người lính đã từng tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới (tôi luôn tự hào điều đó), làm báo và trong 37 năm công tác, thì có đến 26 năm làm công tác tuyên giáo của Đảng. Báo chí không phải là lĩnh vực xa lạ. Dư luận rất bức xúc với tình trạng giật gân, câu khách, thông tin sai sự thật… tràn lan. Xã hội sẽ bị phơi nhiễm nếu cứ để nguyên tình trạng đó.
Vai trò và ảnh hưởng của báo chí rất quan trọng nên phải hạn chế những tác động tiêu cực đối với xã hội. Tôi nghĩ đây không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của xã hội, mọi người phải chung tay. Cùng chúng tôi “uốn nắn” là thế! (Cười)
- Nhưng thưa Thứ trưởng, uốn nắn theo kiểu xử phạt mạnh tay như vậy có phải là biện pháp lâu dài?
Không! Đó là biện pháp bất đắc dĩ thôi. Đầu năm 2015 này Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 sẽ được thông qua. Năm 2015, chúng tôi sẽ có những bước đi căn cơ hơn, đó là sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với thực tiễn và xây dựng lại Bộ quy tắc ứng xử đạo đức nhà báo, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ.
Có quy hoạch rồi, có hành lang pháp lý rồi, báo chí sẽ phát triển theo trật tự. Nhân đây tôi cũng nói thêm, Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 cũng rất chú trọng mảng báo điện tử.
Nhà nước sẽ không còn cơ chế bao cấp nên một số cơ quan báo chí phải chuẩn bị để bắt kịp xu hướng mới của thời đại. Ở điểm này tôi thấy VOV rất nhanh nhạy. Độc giả, khán giả, thính giả đánh giá việc báo chí đưa tin đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì VOV thông tin rất tốt, đầy đủ. Về nghề nghiệp, sau sự kiện đó các cơ quan báo chí khác chắc phải “giật mình” vì biết mình thiếu cái gì. Đó là một mô hình đa phương tiện!
- Nếu nói về thành tựu của báo chí năm 2014 thì Thứ trưởng có thể nói gì?
Thành tựu của báo chí năm 2014 là rất nhiều, nhưng đặc biệt phải nói đến đó là việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đây là sự kiện nổi bật vai trò của báo chí. Báo chí đã khơi dậy tinh thần yêu Tổ quốc nồng nàn trong mỗi người dân. Nhà báo thể hiện rõ vai trò công dân, tinh thần yêu nước, xông pha làm nhiệm vụ ở những nơi hiểm nguy nhất, kịp thời đưa thông tin nóng hổi, chính xác về chủ quyền lãnh thổ đến với người dân.
- Xin hỏi Thứ trưởng câu cuối cùng, lĩnh vực xuất bản điều gì đáng quan tâm nhất?
Năm qua một số sai phạm của ngành xuất bản chủ yếu tập trung ở các đầu sách liên kết xuất bản. Luật xuất bản rất mở so với trước đây. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành xuất bản phát triển nhưng lĩnh vực liên kết đang bị lạm dụng và chúng tôi cũng đã chấn chỉnh kịp thời.
Năm 2015 chúng tôi tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như tháo gỡ khó khăn cho các nhà xuất bản; đề xuất tháo gỡ cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển cho ngành xuất bản; tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý các vi phạm của hoạt động xuất bản...
Tôi mong năm 2015 với vai trò tiên phong của mình, báo chí, xuất bản tiếp tục phát huy sức mạnh đó. Đón mừng năm mới 2015, tôi xin gửi lời chúc đến các nhà báo lão thành, toàn thể nhà báo, phóng viên, biên tâp viên và những người làm báo năm 2015 hạnh phúc, dồi dào sức khoẻ!
Lĩnh vực báo chí, xuất bản “nóng” nhất với những sai phạm tràn lan của báo điện tử, truyền hình và xuất bản. Gần một năm đảm nhiệm chức vụ, với phong cách tâm huyết, quyết liệt, thấm đẫm bản chất người lính, tình trạng vi phạm đã giảm hẳn.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn |
- Thưa Thứ trưởng, kỷ niệm nào không vui nhất trong công việc của năm 2014?
Đó là việc xử phạt chương trình Chuyển động 24h của VTV vào ngay những ngày cuối năm về vụ phát chương trình cầu thủ Công Phượng gian lận tuổi. Chuyển động 24h đã gây nên một làn sóng phản ứng trong dư luận. Tôi không chạy theo dư luận mà chạy theo trách nhiệm xã hội, theo luật. Nhưng thôi, năm mới chúng ta không nhắc chuyện buồn năm cũ nữa. Tôi mong năm 2015 không còn phải ra những quyết định phạt như vậy nữa.
- Vậy kỷ niệm nào vui nhất?
(Cười). Những cơ quan báo chí trực thuộc Bộ cũng bị xử phạt. Tôi nghĩ trong tâm lý anh em nghĩ mình là “người nhà”, có sai phạm chút cũng được lơ đi. Nhưng sau khi bị xử phạt rồi, anh em cũng hiểu ra, tự đăng tin và đính chính cũng như xin lỗi bạn đọc. Đó là hành vi ứng xử rất văn hoá, sòng phẳng với bạn đọc của người làm báo. Chúng ta phải hành xử công bằng thì mới bảo đảm tính nghiêm minh được.
|
Rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, nhất là đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Bộ trưởng đồng lòng ủng hộ, các cục, vụ, đơn vị như: Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình - Thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Thanh tra Bộ, Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) thống nhất, quyết tâm nên mới làm được chứ!
- Xin hỏi thật Thứ trưởng, khi mới vừa nhậm chức, báo chí nước ngoài đưa tin là cử cán bộ tuyên giáo sang uốn nắn báo chí, ông nghĩ gì về điều này?
Tôi xuất thân là người lính đã từng tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới (tôi luôn tự hào điều đó), làm báo và trong 37 năm công tác, thì có đến 26 năm làm công tác tuyên giáo của Đảng. Báo chí không phải là lĩnh vực xa lạ. Dư luận rất bức xúc với tình trạng giật gân, câu khách, thông tin sai sự thật… tràn lan. Xã hội sẽ bị phơi nhiễm nếu cứ để nguyên tình trạng đó.
Vai trò và ảnh hưởng của báo chí rất quan trọng nên phải hạn chế những tác động tiêu cực đối với xã hội. Tôi nghĩ đây không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của xã hội, mọi người phải chung tay. Cùng chúng tôi “uốn nắn” là thế! (Cười)
- Nhưng thưa Thứ trưởng, uốn nắn theo kiểu xử phạt mạnh tay như vậy có phải là biện pháp lâu dài?
Không! Đó là biện pháp bất đắc dĩ thôi. Đầu năm 2015 này Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 sẽ được thông qua. Năm 2015, chúng tôi sẽ có những bước đi căn cơ hơn, đó là sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với thực tiễn và xây dựng lại Bộ quy tắc ứng xử đạo đức nhà báo, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ.
Có quy hoạch rồi, có hành lang pháp lý rồi, báo chí sẽ phát triển theo trật tự. Nhân đây tôi cũng nói thêm, Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 cũng rất chú trọng mảng báo điện tử.
Nhà nước sẽ không còn cơ chế bao cấp nên một số cơ quan báo chí phải chuẩn bị để bắt kịp xu hướng mới của thời đại. Ở điểm này tôi thấy VOV rất nhanh nhạy. Độc giả, khán giả, thính giả đánh giá việc báo chí đưa tin đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì VOV thông tin rất tốt, đầy đủ. Về nghề nghiệp, sau sự kiện đó các cơ quan báo chí khác chắc phải “giật mình” vì biết mình thiếu cái gì. Đó là một mô hình đa phương tiện!
- Nếu nói về thành tựu của báo chí năm 2014 thì Thứ trưởng có thể nói gì?
Thành tựu của báo chí năm 2014 là rất nhiều, nhưng đặc biệt phải nói đến đó là việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đây là sự kiện nổi bật vai trò của báo chí. Báo chí đã khơi dậy tinh thần yêu Tổ quốc nồng nàn trong mỗi người dân. Nhà báo thể hiện rõ vai trò công dân, tinh thần yêu nước, xông pha làm nhiệm vụ ở những nơi hiểm nguy nhất, kịp thời đưa thông tin nóng hổi, chính xác về chủ quyền lãnh thổ đến với người dân.
- Xin hỏi Thứ trưởng câu cuối cùng, lĩnh vực xuất bản điều gì đáng quan tâm nhất?
Năm qua một số sai phạm của ngành xuất bản chủ yếu tập trung ở các đầu sách liên kết xuất bản. Luật xuất bản rất mở so với trước đây. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành xuất bản phát triển nhưng lĩnh vực liên kết đang bị lạm dụng và chúng tôi cũng đã chấn chỉnh kịp thời.
Năm 2015 chúng tôi tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như tháo gỡ khó khăn cho các nhà xuất bản; đề xuất tháo gỡ cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển cho ngành xuất bản; tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý các vi phạm của hoạt động xuất bản...
Tôi mong năm 2015 với vai trò tiên phong của mình, báo chí, xuất bản tiếp tục phát huy sức mạnh đó. Đón mừng năm mới 2015, tôi xin gửi lời chúc đến các nhà báo lão thành, toàn thể nhà báo, phóng viên, biên tâp viên và những người làm báo năm 2015 hạnh phúc, dồi dào sức khoẻ!
Tiến Dũng (thực hiện)
Bình luận