(VTC News) - Các mạng di động Việt nam không những đã làm chủ được thị trường cạnh tranh trong nước mà đang gặt hái những thành công từ thị trường nước ngoài.
Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, năm 2012, có khoảng 3,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, và năm 2013 dự kiến tăng khoảng 20%. Trong số hơn 3,5 tỉ USD khách hàng đã chi ở nước ngoài, có một phần nhỏ là cước điện thoại roaming. Tuy nhiên theo các đơn vị tổ chức lữ hành, điều nghịch lý là cước điện thoại roaming lại là một trong những vấn đề người xuất ngoại bối rối nhất.
Qua nghiên cứu hành vi sử dụng của khách hàng, chuyên gia của VinaPhone cho rằng nhiều nước với nhiều mức cước sẽ làm cho khách hàng do dự khi sử dụng dịch vụ. Chính vì thế mà VinaPhone phải gộp khoảng 330 mạng điện thoại quốc tế thành 5 vùng cước, trong đó có 4 vùng theo khu vực địa lý, và một vùng theo dịch vụ.
Theo đó, các nước lân cận Việt nam thuộc vùng I, bao gồm cả Nhật Bản và HongKong; các nước châu Á còn lại thành vùng II, vùng II là các nước châu Âu và châu Phi, vùng IV gồm các nước châu Mỹ và châu Úc, vùng V dành cho các dịch vụ roaming trên máy bay, tàu biển.
“Tính giá cước đồng hạng theo châu lục, nhóm nước như VinaPhone thế là rất thuận tiện. Đi du lịch châu Âu, châu Á chỉ cần xin visa một lần, rồi dùng đồng tiền chung cho cả EU thì việc tính cước đồng hạng như vậy là hợp xu hướng” – nhân viên tư vấn của một hãng lữ hành lớn ở Hà nội cho hay.
…rồi một giá cho mọi nhu cầu
Quản lý chi tiêu khi đi nước ngoài công tác hay du lịch là nhu cầu hàng đầu của hầu như tất cả du khách Việt nam hiện nay, do đó, cước roaming cũng là một chủ đề “nóng”. Hiện nay không thể khuyên khách hàng tắt máy, gỡ bỏ ứng dụng khi đi nước ngoài, cả VinaPhone, Mobilefone và Viettel đã đưa ra gói cước không giới hạn cho mọi nhu cầu truy cập mạng, và đặc biệt dùng bao nhiêu cũng không quá mức đăng ký.
Riêng với VinaPhone, gói roaming data không giới hạn (gói U1) đã cung cấp được tăng từ 12 lên 16 quốc gia, vùng lãnh thổ (thêm Úc, Trung Quốc, UAE và Sri Lanka). Mọi nhu cầu data như chia sẻ hình ảnh, gửi file, vào mạng, gọi Viber, vào Facebook…dùng đến đâu tính tiền đến đó và không bao giờ quá 219.000 đồng/ngày (đã bao gồm VAT) mà không cần phải đăng ký trước khi đi nước ngoài. Chưa đưa ra được gói cước này đến các thị trường khác, VinaPhone cũng chiều lòng khách hàng bằng việc giảm từ 20% đến 40% cước data ở 29 nước khác.
Và một giá cho…tất cả?
Chuyên gia VinaPhone tiết lộ, để có thể quy hoạch và đơn giản hóa bảng cước roaming chỉ còn 5 vùng và áp gói cước không giới hạn như trên, hãng đã phải lên kế hoạch đẩy mạng việc hợp tác quốc tế từ nhiều năm nay. Đơn cử, việc gia nhập Conexus - liên minh di động lớn nhất ở châu Á với gần 300 triệu thuê bao Conexus giúp khách hàng của VinaPhone được hưởng mức ưu đãi tốt nhất cả về giá và dịch vụ khi sử dụng roaming tại những nước thành viên của tổ chức này.
Cũng từ việc không còn bị “ép giá” do tư cách thành viên Connexus, VinaPhone có thể giảm cước roaming rất “sâu”, theo đó cước roaing tại 53 quốc gia, vùng lãnh thổ giảm mạnh, tối đa lên đến 62% tại Uzbekistan (-62%), Turkmenistan (-61%). Đặc biệt, 2 trong 5 nước có lưu lượng chuyển vùng quốc tế chiều đi lớn nhất của mạng này là Trung Quốc, Nhật Bản cũng được giảm cước thoại 53,33% so với trước đây.
Cước nhận cuộc gọi tại 72 nước, vùng lãnh thổ cũng được VinaPhone điều chỉnh mạnh với mức giảm sâu nhất lên đến 57% (Ukraina). Cước gửi tin nhắn tại 80 quốc gia, vùng lãnh thổ mà VinaPhone đang có hợp tác cũng được đồng loạt giảm, với mức giảm từ 9,91% đến 22,14%. Việc giảm giá này đặc biệt có ý nghĩa khi có tới 7 quốc gia Đông Nam Á là những điểm điểm đến thường xuyên của các doanh nghiệp và điểm “phượt” ưa thích.
Cho rằng đây là một “bước nhảy” của thị trường viễn thông trong địa hạt roaming song theo các chuyên gia, sự phát triển của dịch vụ chuyển vùng quốc tế chưa dừng lại ở đây. Với đà phát triển giao thương cũng như tốc độ hợp tác quốc tế của các nhà mạng hiện nay, trong tương lai, cước roaming còn có thể áp dụng chính sách “một giá” cho tất cả, mọi quốc gia, mọi dịch vụ?
Vị thế trong đàm phán cước điện thoại quốc tế đem lại lợi ích thiết thực và đáng kể không chỉ cho mạng di động mà cho chính những khách hàng Việt nam khi đi roaming nước ngoài.
Một giá - cho cả châu lục…
Qua nghiên cứu hành vi sử dụng của khách hàng, chuyên gia của VinaPhone cho rằng nhiều nước với nhiều mức cước sẽ làm cho khách hàng do dự khi sử dụng dịch vụ. Chính vì thế mà VinaPhone phải gộp khoảng 330 mạng điện thoại quốc tế thành 5 vùng cước, trong đó có 4 vùng theo khu vực địa lý, và một vùng theo dịch vụ.
Theo đó, các nước lân cận Việt nam thuộc vùng I, bao gồm cả Nhật Bản và HongKong; các nước châu Á còn lại thành vùng II, vùng II là các nước châu Âu và châu Phi, vùng IV gồm các nước châu Mỹ và châu Úc, vùng V dành cho các dịch vụ roaming trên máy bay, tàu biển.
“Tính giá cước đồng hạng theo châu lục, nhóm nước như VinaPhone thế là rất thuận tiện. Đi du lịch châu Âu, châu Á chỉ cần xin visa một lần, rồi dùng đồng tiền chung cho cả EU thì việc tính cước đồng hạng như vậy là hợp xu hướng” – nhân viên tư vấn của một hãng lữ hành lớn ở Hà nội cho hay.
…rồi một giá cho mọi nhu cầu
Quản lý chi tiêu khi đi nước ngoài công tác hay du lịch là nhu cầu hàng đầu của hầu như tất cả du khách Việt nam hiện nay, do đó, cước roaming cũng là một chủ đề “nóng”. Hiện nay không thể khuyên khách hàng tắt máy, gỡ bỏ ứng dụng khi đi nước ngoài, cả VinaPhone, Mobilefone và Viettel đã đưa ra gói cước không giới hạn cho mọi nhu cầu truy cập mạng, và đặc biệt dùng bao nhiêu cũng không quá mức đăng ký.
Riêng với VinaPhone, gói roaming data không giới hạn (gói U1) đã cung cấp được tăng từ 12 lên 16 quốc gia, vùng lãnh thổ (thêm Úc, Trung Quốc, UAE và Sri Lanka). Mọi nhu cầu data như chia sẻ hình ảnh, gửi file, vào mạng, gọi Viber, vào Facebook…dùng đến đâu tính tiền đến đó và không bao giờ quá 219.000 đồng/ngày (đã bao gồm VAT) mà không cần phải đăng ký trước khi đi nước ngoài. Chưa đưa ra được gói cước này đến các thị trường khác, VinaPhone cũng chiều lòng khách hàng bằng việc giảm từ 20% đến 40% cước data ở 29 nước khác.
Và một giá cho…tất cả?
Chuyên gia VinaPhone tiết lộ, để có thể quy hoạch và đơn giản hóa bảng cước roaming chỉ còn 5 vùng và áp gói cước không giới hạn như trên, hãng đã phải lên kế hoạch đẩy mạng việc hợp tác quốc tế từ nhiều năm nay. Đơn cử, việc gia nhập Conexus - liên minh di động lớn nhất ở châu Á với gần 300 triệu thuê bao Conexus giúp khách hàng của VinaPhone được hưởng mức ưu đãi tốt nhất cả về giá và dịch vụ khi sử dụng roaming tại những nước thành viên của tổ chức này.
Cũng từ việc không còn bị “ép giá” do tư cách thành viên Connexus, VinaPhone có thể giảm cước roaming rất “sâu”, theo đó cước roaing tại 53 quốc gia, vùng lãnh thổ giảm mạnh, tối đa lên đến 62% tại Uzbekistan (-62%), Turkmenistan (-61%). Đặc biệt, 2 trong 5 nước có lưu lượng chuyển vùng quốc tế chiều đi lớn nhất của mạng này là Trung Quốc, Nhật Bản cũng được giảm cước thoại 53,33% so với trước đây.
Cước nhận cuộc gọi tại 72 nước, vùng lãnh thổ cũng được VinaPhone điều chỉnh mạnh với mức giảm sâu nhất lên đến 57% (Ukraina). Cước gửi tin nhắn tại 80 quốc gia, vùng lãnh thổ mà VinaPhone đang có hợp tác cũng được đồng loạt giảm, với mức giảm từ 9,91% đến 22,14%. Việc giảm giá này đặc biệt có ý nghĩa khi có tới 7 quốc gia Đông Nam Á là những điểm điểm đến thường xuyên của các doanh nghiệp và điểm “phượt” ưa thích.
Cho rằng đây là một “bước nhảy” của thị trường viễn thông trong địa hạt roaming song theo các chuyên gia, sự phát triển của dịch vụ chuyển vùng quốc tế chưa dừng lại ở đây. Với đà phát triển giao thương cũng như tốc độ hợp tác quốc tế của các nhà mạng hiện nay, trong tương lai, cước roaming còn có thể áp dụng chính sách “một giá” cho tất cả, mọi quốc gia, mọi dịch vụ?
Nhã Phương
Bình luận