(VTC News) - Tình báo Mỹ cho biết 2030 sẽ là lúc mà các quốc gia trên thế giới sẽ bước vào cuộc chiến tranh giành nguồn nước.
Những quốc gia ở nguồn nước sẽ chặn các con sông để ngăn cản quyền sử dụng của các nước ở hạ lưu, khủng bố sẽ chuyển mục tiêu đánh bom sang những con đập và nơi nào không đủ nước cung cấp cho người dân thì chính quyền sẽ bị lật đổ.
Những quốc gia ở nguồn nước sẽ chặn các con sông để ngăn cản quyền sử dụng của các nước ở hạ lưu, khủng bố sẽ chuyển mục tiêu đánh bom sang những con đập và nơi nào không đủ nước cung cấp cho người dân thì chính quyền sẽ bị lật đổ.
Đây là những gì tình báo Mỹ đã phác thảo về bối cảnh thế giới năm 2030, khi con người sẽ bước vào cuộc chiến tranh giành nguồn nước, tài nguyên tối cần thiết cho cuộc sống.
Trong vòng 10 năm nữa cuộc chiến tranh giành nguồn nước sẽ trở thành sự thật. |
Được sự ủy nhiệm của Tổng thống Obama, Văn phòng tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) cơ quan giám sát các tổ chức như CIA, FBI đã tiến hành cuộc điều tra về ảnh hưởng của sự khan hiếm nguồn nước đến an ninh thế giới.
Sau khi cuộc chiến về nước đã được đề cập đến trong hàng chục năm qua thì trong 10 năm tới nó sẽ biến thành hiện thực. Theo tài liệu điều tra của ODNI thì nhu cầu sử dụng nước của thế giới sẽ tăng 40% so với hiện nay vào năm 2040.
Những nước nghèo sẽ là nạn nhân đầu tiên
Tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất lương thực và năng lượng từ đó tạo ra nguy cơ khủng hoảng toàn cầu về lương thực và tăng trưởng kinh tế. Bắc Phi, Trung Đông và Đông Nam Á sẽ là những khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất.
Trong khi mọi thứ đều thiếu thốn như vậy, những nước phát triển có nền kinh tế vượt trội sẽ tìm cách khống chế nguồn nước. Điều này sẽ càng làm tình hình ở các nước nghèo trở nên hỗn loạn. Đến một lúc nào đó khi chính phủ các nước nghèo không còn đủ khả năng kiểm soát tình hình thì chuyện sụp đổ chính quyền là điều tất yếu.
Nguồn tài nguyên tối cần thiết cho cuộc sống con người đang ngày dần cạn kiệt. |
ODNI dự kiến các quốc gia nghèo sẽ phải hạn chế cung cấp nước cho các công dân của mình để hạn chế sự phát triển dân số cũng như ngăn chặn tình trạng đòi li khai của các phần tử chống đối. Lúc đó người dân sẽ phải sử dụng những loại hóa chất dạng viên để xử lí nước bẩn thành nước sinh hoạt như các binh lính và người du lịch đường dài vẫn làm hiện nay.
Nguy hiểm nhất chính là cuộc chiến tranh giành các con sông chảy qua những quốc gia vốn không có quan hệ ngoại giao tốt. Có thể kể đến như sông Nile chảy qua Uganda, Ethiopia, Sudan và Ai Cập, sông Jordan chảy qua Israel và 1 số quốc gia Ả Rập và sông Indus chảy qua Pakistan và Ấn Độ.
Những khu vực này hiện nay đã được quản lí bởi những hiệp ước đặc biệt về sử dụng nguồn nước nhưng báo cáo của ODNI cho biết, khi mà nguồn nước bị suy giảm cũng là lúc những hiệp ước mong manh này có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Tồi tệ nhất là những quốc gia ở nguồn sẽ xây đập ngăn nước cắt đứt nguồn cung cấp đến các quốc gia hạ lưu.
Mặc dù cuộc chiến có thể không rõ ràng là trên diện rộng nhưng ODNI cho biết khi đó nước sẽ trở thành công cụ để khống chế chính trị như dầu mỏ và khí đốt hiện nay. Các quốc gia sẽ vung tiền để có được những công trình dự trữ nước mà họ có khả năng thực hiện.
Khủng bố nhúng tay vào cuộc chiến
Khi nhu cầu nước trở nên cấp thiết và khó đáp ứng thì những thỏa thuận quốc tế sẽ không còn đủ khả năng cân bằng an ninh thế giới. Những con đập, công trình chứa nước sẽ trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố và những quốc gia hiếu chiến trên thế giới. Những nguy cơ này hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực trong 10 năm tới.
Những khu vực này hiện nay đã được quản lí bởi những hiệp ước đặc biệt về sử dụng nguồn nước nhưng báo cáo của ODNI cho biết, khi mà nguồn nước bị suy giảm cũng là lúc những hiệp ước mong manh này có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Tồi tệ nhất là những quốc gia ở nguồn sẽ xây đập ngăn nước cắt đứt nguồn cung cấp đến các quốc gia hạ lưu.
Mặc dù cuộc chiến có thể không rõ ràng là trên diện rộng nhưng ODNI cho biết khi đó nước sẽ trở thành công cụ để khống chế chính trị như dầu mỏ và khí đốt hiện nay. Các quốc gia sẽ vung tiền để có được những công trình dự trữ nước mà họ có khả năng thực hiện.
Nguồn tài nguyên tưởng như vô tận này đang dần trở thành "hàng hiếm". Ảnh chụp sông Mekong, con sông chung của 3 nước Đông Nam Á là Lào, Campuchia và Việt Nam. |
Khủng bố nhúng tay vào cuộc chiến
Khi nhu cầu nước trở nên cấp thiết và khó đáp ứng thì những thỏa thuận quốc tế sẽ không còn đủ khả năng cân bằng an ninh thế giới. Những con đập, công trình chứa nước sẽ trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố và những quốc gia hiếu chiến trên thế giới. Những nguy cơ này hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực trong 10 năm tới.
Báo cáo của ODNI cho biết chỉ 1 cuộc tấn công vào các điểm trong dây chuyền sản xuất và dự trữ nước như kênh hay nhà máy khử muối cũng có thể làm biến mất hàng ngàn khối nước sạch. Lúc đó các quốc gia sẽ phải chi thêm nhiều tiền nữa cho công tác bảo vệ khi mà những con sông cũng đã dần cạn kiệt.
ODNI cho biết, để có thể đưa nhân loại ra khỏi vòng xoáy của tài nguyên nước này cần có nhiều thay đổi tích cực. Điển hình có thể kể đến là phải cho ra đời được những thỏa hiệp vững chắc và công bằng trong việc sử dụng nguồn nước chung tự nhiên. Bên cạnh đó, những nước có khoa học tiên tiến phải đẩy mạnh nghiên cứu để có thể tạo ra những dây chuyền xử lý nước hiệu quả và ít tốn kém nhất có thể.
Tùng Đinh
ODNI cho biết, để có thể đưa nhân loại ra khỏi vòng xoáy của tài nguyên nước này cần có nhiều thay đổi tích cực. Điển hình có thể kể đến là phải cho ra đời được những thỏa hiệp vững chắc và công bằng trong việc sử dụng nguồn nước chung tự nhiên. Bên cạnh đó, những nước có khoa học tiên tiến phải đẩy mạnh nghiên cứu để có thể tạo ra những dây chuyền xử lý nước hiệu quả và ít tốn kém nhất có thể.
Tùng Đinh
Bình luận