Nguyễn Viết Hòa nhận tiền của trùm ma túy để bỏ qua hành vi che giấu tội phạm của một đối tượng khác, đến khi bị lộ còn đe dọa thủ tiêu nhân chứng.
Ngày 15/1, VKSND Tối cao đã ký cáo trạng vụ án Nguyễn Viết Hòa và đồng bọn phạm các tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Đưa và làm môi giới hối lộ”, “Che giấu tội phạm”, “Cưỡng ép người khác khai báo gian dối và vu khống”.
Sáu bị can, gồm: Nguyễn Viết Hòa (bị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Vu khống”), Nguyễn Đức Chinh (tội “Che giấu tội phạm” và “Vu khống”, cả hai đều là cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm Công an tỉnh Thái Nguyên), Hoàng Văn Luân (tội “Làm môi giới hối lộ”), Phạm Văn Chiến (tội “Cưỡng ép người khác khai báo gian dối”, cùng ngụ Hà Nội); Hà Huy Hoàng và Hồ Anh Lưu (tội “Vu khống”, cùng ngụ TP Thái Nguyên).
Việc truy tố 6 bị can này liên quan đến đối tượng buôn bán ma túy khét tiếng ở tỉnh Thái Nguyên là Trần Văn Hưng (bị truy tố về các tội “Giết người”, “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”, “Mua bán trái phép chất ma túy…).
Trong quá trình làm ăn, Hưng và Trần Đạo Thăng (ngụ tỉnh Thái Nguyên) có mâu thuẫn nên năm 2011, Thăng cùng đồng bọn hành hung Hưng. Hưng dùng súng bắn Khánh (đồng bọn của Thăng) rồi trốn truy nã, sống như vợ chồng với Đinh Thị Thanh Loan.
Hòa và Chinh được giao nhiệm vụ truy bắt Hưng. Có thông tin Hưng có thể ở Ninh Bình, Hòa và Chinh phối hợp Công an tỉnh Ninh Bình để xác minh. Do Nguyễn Huy Thắng (nguyên cán bộ Văn phòng Công an tỉnh Ninh Bình) là bạn học nên Hòa nhờ Thắng giúp đỡ. Chiều 19-3-2012, Hòa, Chinh, Thắng bắt được Hưng ở nhà Loan.
Hưng mang 2,5 tỉ đồng xin biếu để khỏi bị bắt. Hòa nói việc bắt Hưng đã báo lãnh đạo nên không tha được, chỉ có thể làm sai lệch hồ sơ là cho ra đầu thú và làm thủ tục là bắt trên cầu vượt gần nhà Loan để không ảnh hưởng đến Loan. Đổi lại, Hưng phải chi 2,5 tỉ đồng. Sau khi mặc cả, Hòa chấp thuận lấy 2 tỉ đồng. Hòa và Chinh lập biên bản bắt Hưng rồi xin chữ ký, đóng dấu tại Công an phường Thanh Bình, TP Ninh Bình.
Sau đó, nhờ tố cáo của Loan, CQĐT phát hiện việc làm của Hòa. Khi Hòa bị khởi tố, bắt giam thì Thắng và Chinh khai nhận hành vi nhưng đều khẳng định việc Hòa lấy 2 tỉ đồng cả hai không biết. Khi Hòa cho Thắng 100 triệu đồng và Chinh 150 triệu đồng, cả hai cũng cho rằng không biết đấy là tiền của Hưng.
Loan khai từ khi Hưng bị bắt, có nhiều cuộc điện thoại gọi đến với nội dung đe dọa tính mạng của Loan và con trai nếu khai ra việc Hòa chiếm đoạt tiền của Hưng. Loan lo sợ nên làm đơn tố cáo.
Khi bị bắt giam, Hòa nhiều lần gửi thư ra ngoài nhờ các đối tượng, trong đó có Chiến, tìm cách đe dọa để Loan khai lại theo hướng có lợi cho Hòa, nếu không thì thủ tiêu. Chiến nhiều lần gặp bạn gái của Hòa để bàn cách chống đối CQĐT, tìm cách đặt mìn tại nhà riêng của điều tra viên thụ lý vụ án.
Hòa cũng viết thư ra ngoài chỉ đạo Chinh, Lưu, Hoàng phải tìm mọi cách bí mật bắt cóc Loan, bắt viết đơn tố cáo bị điều tra viên bức cung, nhục hình và cho thông cung với Hưng để vu khống làm oan cho Hòa. Nếu Loan chấp nhận sẽ sao thành nhiều bản mang lên các cửa khẩu ở Lạng Sơn hoặc Quảng Ninh gửi cho các cơ quan chức năng và tung tin do điều tra viên đe dọa nên Loan đã trốn sang Trung Quốc.
Mặt khác, trong trại giam, Hòa sẽ tuyệt thực để phản đối. Nếu Loan không chấp thuận thì phải cho Loan “biến mất” mãi mãi. Do lo sợ, Loan đi khỏi địa phương. Dù vậy, các đối tượng vẫn làm theo đúng kế hoạch, giả danh Loan để làm đơn tố cáo bị CQĐT bức cung, nhục hình dẫn đến việc Hòa bị oan.
Theo NLĐ
Ngày 15/1, VKSND Tối cao đã ký cáo trạng vụ án Nguyễn Viết Hòa và đồng bọn phạm các tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Đưa và làm môi giới hối lộ”, “Che giấu tội phạm”, “Cưỡng ép người khác khai báo gian dối và vu khống”.
Đối tượng Trần Văn Hưng. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp) |
Việc truy tố 6 bị can này liên quan đến đối tượng buôn bán ma túy khét tiếng ở tỉnh Thái Nguyên là Trần Văn Hưng (bị truy tố về các tội “Giết người”, “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”, “Mua bán trái phép chất ma túy…).
Trong quá trình làm ăn, Hưng và Trần Đạo Thăng (ngụ tỉnh Thái Nguyên) có mâu thuẫn nên năm 2011, Thăng cùng đồng bọn hành hung Hưng. Hưng dùng súng bắn Khánh (đồng bọn của Thăng) rồi trốn truy nã, sống như vợ chồng với Đinh Thị Thanh Loan.
Hòa và Chinh được giao nhiệm vụ truy bắt Hưng. Có thông tin Hưng có thể ở Ninh Bình, Hòa và Chinh phối hợp Công an tỉnh Ninh Bình để xác minh. Do Nguyễn Huy Thắng (nguyên cán bộ Văn phòng Công an tỉnh Ninh Bình) là bạn học nên Hòa nhờ Thắng giúp đỡ. Chiều 19-3-2012, Hòa, Chinh, Thắng bắt được Hưng ở nhà Loan.
Hưng mang 2,5 tỉ đồng xin biếu để khỏi bị bắt. Hòa nói việc bắt Hưng đã báo lãnh đạo nên không tha được, chỉ có thể làm sai lệch hồ sơ là cho ra đầu thú và làm thủ tục là bắt trên cầu vượt gần nhà Loan để không ảnh hưởng đến Loan. Đổi lại, Hưng phải chi 2,5 tỉ đồng. Sau khi mặc cả, Hòa chấp thuận lấy 2 tỉ đồng. Hòa và Chinh lập biên bản bắt Hưng rồi xin chữ ký, đóng dấu tại Công an phường Thanh Bình, TP Ninh Bình.
Sau đó, nhờ tố cáo của Loan, CQĐT phát hiện việc làm của Hòa. Khi Hòa bị khởi tố, bắt giam thì Thắng và Chinh khai nhận hành vi nhưng đều khẳng định việc Hòa lấy 2 tỉ đồng cả hai không biết. Khi Hòa cho Thắng 100 triệu đồng và Chinh 150 triệu đồng, cả hai cũng cho rằng không biết đấy là tiền của Hưng.
Loan khai từ khi Hưng bị bắt, có nhiều cuộc điện thoại gọi đến với nội dung đe dọa tính mạng của Loan và con trai nếu khai ra việc Hòa chiếm đoạt tiền của Hưng. Loan lo sợ nên làm đơn tố cáo.
Khi bị bắt giam, Hòa nhiều lần gửi thư ra ngoài nhờ các đối tượng, trong đó có Chiến, tìm cách đe dọa để Loan khai lại theo hướng có lợi cho Hòa, nếu không thì thủ tiêu. Chiến nhiều lần gặp bạn gái của Hòa để bàn cách chống đối CQĐT, tìm cách đặt mìn tại nhà riêng của điều tra viên thụ lý vụ án.
Hòa cũng viết thư ra ngoài chỉ đạo Chinh, Lưu, Hoàng phải tìm mọi cách bí mật bắt cóc Loan, bắt viết đơn tố cáo bị điều tra viên bức cung, nhục hình và cho thông cung với Hưng để vu khống làm oan cho Hòa. Nếu Loan chấp nhận sẽ sao thành nhiều bản mang lên các cửa khẩu ở Lạng Sơn hoặc Quảng Ninh gửi cho các cơ quan chức năng và tung tin do điều tra viên đe dọa nên Loan đã trốn sang Trung Quốc.
Mặt khác, trong trại giam, Hòa sẽ tuyệt thực để phản đối. Nếu Loan không chấp thuận thì phải cho Loan “biến mất” mãi mãi. Do lo sợ, Loan đi khỏi địa phương. Dù vậy, các đối tượng vẫn làm theo đúng kế hoạch, giả danh Loan để làm đơn tố cáo bị CQĐT bức cung, nhục hình dẫn đến việc Hòa bị oan.
Bình luận