Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, cử tri Trương Công Bình nêu ra một vấn đề tế nhị là đề nghị Chủ tịch Quốc hội nhắc các đại biểu đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gật tại kỳ họp.
Ngày 4/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Ủy ban MTTQ quận Ninh Kiều tổ chức hội nghị gặp gỡ và tiếp xúc cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV với cử tri quận Ninh Kiều.
Theo đó, có năm ứng cử viên gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội), Hòa Thượng Đào Như (Trưởng ban trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ), bà Đào Thị Tuyết Nhung (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP Cần Thơ), ông Nguyễn Thanh Phương (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ) và ông Nguyễn Thanh Xuân (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ).
Tại hội nghị, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ đọc tiểu sử từng ứng cử viên và lần lượt từng ứng cử viên phát biểu về chương trình hành động của mình nếu trúng cử ĐBQH.
Theo đó, các ứng cử viên đều khẳng định nếu trúng cử sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ của ĐBQH theo luật định, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và chuyển tải các ý kiến cử tri đến QH, góp phần xây dựng TP Cần Thơ trở thành một thành phố phát triển xanh, sạch đẹp và năng động…
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, cử tri Nguyễn Phước Tấn (ngụ đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều) bày tỏ sự tín nhiệm cao đối với các ứng cử viên. Tuy nhiên, ông nhận xét trong chương trình hành động của năm vị thì chỉ có một người có nói lướt qua về tình hình an ninh Tổ quốc.
“Tôi rất băn khoăn về vấn đề biên giới biển đảo Việt Nam bị xâm lấn, thậm chí họ còn đưa các vũ khí hiện đại tới các đảo chiếm đóng của chúng ta. Tất cả người dân Việt Nam yêu nước thì đều trăn trở về vấn đề này.
Hy vọng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tìm mọi giải pháp để giải quyết vấn đề biên giới biển đảo, làm hết sức mình cho sự nghiệp bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam”- ông Tấn gửi gắm.
Cử tri Trương Công Bình (Khu vực 1, phường An Hòa) bày tỏ băn khoăn về vấn đề nợ công mà theo như báo đài đưa tin thì mỗi công dân phải gánh trên 20 triệu đồng. Ông Bình hỏi Chủ tịch QH liệu rằng nợ này đến đời con, cháu, chắt của chúng ta có trả hết được không?
Hay như vấn đề dự đoán thảm họa thiên tai của chúng ta còn quá kém. Đơn cử như vụ cá chết ở miền Trung vừa qua đến nay đã phát hiện được đúng một tháng mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân...
Trả lời các ý kiến của cử tri, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết chưa bao giờ vấn đề chủ quyền đất nước, an ninh quốc gia, biển đảo lại thôi thúc trong lòng mỗi người dân Việt Nam như lúc này.
Theo bà Ngân, đối với vấn đề ở biển Đông, chúng ta đang đấu tranh trên cả ba mặt là thực địa (đưa tàu chúng ta, dù tàu ta ít và nhỏ hơn, để đối chọi với tàu của họ vừa to, vừa nhiều, đồng thời kiên trì tuyên truyền đây là thềm lục địa, vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam), đấu tranh chính trị (trao đổi, giao thiệp với phía Trung Quốc bằng nhiều nhiều kênh mà không để xảy ra va chạm) và đấu tranh ngoại giao (gửi thư, gặp gỡ các nước ủng hộ Việt Nam trong vấn đề biển Đông).
“Ba giải pháp này chúng ta làm cùng một lúc. Những biện pháp của Việt Nam đều là biện pháp hòa bình, tránh xung đột nổ súng vì nổ súng là sẽ có chiến tranh. Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh rồi...
Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan nhưng sự đấu tranh đó của chúng ta vẫn chưa chấm dứt. Nghị quyết của Đảng cũng đã nêu vấn đề phải kiên trì, kiên quyết bảo vệ từng tấc đất chủ quyền biển đảo quê hương…" - bà Ngân cho biết.
Nữ chủ tịch QH cũng chia sẻ: "Tranh chấp giữa hai nhà với nhau nếu không ưa nhau thì có thể bán nhà đi chỗ khác ở được. Còn đây là quốc gia. Đất nước này là của chúng ta, chúng ta không đi đâu được, đời đời kiếp kiếp phải sống chung với “người hàng xóm” như vậy.
Đất nước này là của chúng ta và chúng ta phải ở đây. Chúng ta phải chấp nhận ba anh láng giềng dù họ có đối xử tốt hay không. Nhân dân chúng ta không thể để chiến tranh từ đời này sang đời khác. Nhưng nếu ai đánh mình thì mình phải đánh lại, không cam chịu, không cúi đầu… Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam muốn hòa bình để phát triển đất nước”.
Về vấn đề nợ công, bà Ngân cho rằng nợ công chưa vượt quá ngưỡng an toàn cho phép, chỉ có nợ nước ngoài vượt 0,3%. Việc vay nợ nước ngoài của Việt Nam là nhằm đầu tư phát triển chứ không phải vì mục đích tiêu xài.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Ngày 4/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Ủy ban MTTQ quận Ninh Kiều tổ chức hội nghị gặp gỡ và tiếp xúc cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV với cử tri quận Ninh Kiều.
Theo đó, có năm ứng cử viên gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội), Hòa Thượng Đào Như (Trưởng ban trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ), bà Đào Thị Tuyết Nhung (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP Cần Thơ), ông Nguyễn Thanh Phương (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ) và ông Nguyễn Thanh Xuân (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ).
Năm ứng cử viên ĐBQH khóa XIV tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều. Từ trái qua: Hòa thượng Đào Như, ông Nguyễn Thanh Phương, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thanh Xuân và bà Đào Thị Tuyết Nhung. Ảnh: N.NAM |
Tại hội nghị, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ đọc tiểu sử từng ứng cử viên và lần lượt từng ứng cử viên phát biểu về chương trình hành động của mình nếu trúng cử ĐBQH.
Theo đó, các ứng cử viên đều khẳng định nếu trúng cử sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ của ĐBQH theo luật định, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và chuyển tải các ý kiến cử tri đến QH, góp phần xây dựng TP Cần Thơ trở thành một thành phố phát triển xanh, sạch đẹp và năng động…
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, cử tri Nguyễn Phước Tấn (ngụ đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều) bày tỏ sự tín nhiệm cao đối với các ứng cử viên. Tuy nhiên, ông nhận xét trong chương trình hành động của năm vị thì chỉ có một người có nói lướt qua về tình hình an ninh Tổ quốc.
“Tôi rất băn khoăn về vấn đề biên giới biển đảo Việt Nam bị xâm lấn, thậm chí họ còn đưa các vũ khí hiện đại tới các đảo chiếm đóng của chúng ta. Tất cả người dân Việt Nam yêu nước thì đều trăn trở về vấn đề này.
Hy vọng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tìm mọi giải pháp để giải quyết vấn đề biên giới biển đảo, làm hết sức mình cho sự nghiệp bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam”- ông Tấn gửi gắm.
Cử tri Trương Công Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.NAM |
Cử tri Trương Công Bình (Khu vực 1, phường An Hòa) bày tỏ băn khoăn về vấn đề nợ công mà theo như báo đài đưa tin thì mỗi công dân phải gánh trên 20 triệu đồng. Ông Bình hỏi Chủ tịch QH liệu rằng nợ này đến đời con, cháu, chắt của chúng ta có trả hết được không?
Hay như vấn đề dự đoán thảm họa thiên tai của chúng ta còn quá kém. Đơn cử như vụ cá chết ở miền Trung vừa qua đến nay đã phát hiện được đúng một tháng mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân...
Trả lời các ý kiến của cử tri, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết chưa bao giờ vấn đề chủ quyền đất nước, an ninh quốc gia, biển đảo lại thôi thúc trong lòng mỗi người dân Việt Nam như lúc này.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Ảnh: N.NAM |
Theo bà Ngân, đối với vấn đề ở biển Đông, chúng ta đang đấu tranh trên cả ba mặt là thực địa (đưa tàu chúng ta, dù tàu ta ít và nhỏ hơn, để đối chọi với tàu của họ vừa to, vừa nhiều, đồng thời kiên trì tuyên truyền đây là thềm lục địa, vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam), đấu tranh chính trị (trao đổi, giao thiệp với phía Trung Quốc bằng nhiều nhiều kênh mà không để xảy ra va chạm) và đấu tranh ngoại giao (gửi thư, gặp gỡ các nước ủng hộ Việt Nam trong vấn đề biển Đông).
“Ba giải pháp này chúng ta làm cùng một lúc. Những biện pháp của Việt Nam đều là biện pháp hòa bình, tránh xung đột nổ súng vì nổ súng là sẽ có chiến tranh. Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh rồi...
Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan nhưng sự đấu tranh đó của chúng ta vẫn chưa chấm dứt. Nghị quyết của Đảng cũng đã nêu vấn đề phải kiên trì, kiên quyết bảo vệ từng tấc đất chủ quyền biển đảo quê hương…" - bà Ngân cho biết.
Nữ chủ tịch QH cũng chia sẻ: "Tranh chấp giữa hai nhà với nhau nếu không ưa nhau thì có thể bán nhà đi chỗ khác ở được. Còn đây là quốc gia. Đất nước này là của chúng ta, chúng ta không đi đâu được, đời đời kiếp kiếp phải sống chung với “người hàng xóm” như vậy.
Đất nước này là của chúng ta và chúng ta phải ở đây. Chúng ta phải chấp nhận ba anh láng giềng dù họ có đối xử tốt hay không. Nhân dân chúng ta không thể để chiến tranh từ đời này sang đời khác. Nhưng nếu ai đánh mình thì mình phải đánh lại, không cam chịu, không cúi đầu… Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam muốn hòa bình để phát triển đất nước”.
Về vấn đề nợ công, bà Ngân cho rằng nợ công chưa vượt quá ngưỡng an toàn cho phép, chỉ có nợ nước ngoài vượt 0,3%. Việc vay nợ nước ngoài của Việt Nam là nhằm đầu tư phát triển chứ không phải vì mục đích tiêu xài.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Bình luận