(VTC News) - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi phân tích, mỗi lời nói, mỗi việc làm của Trung Quốc khiến thế giới nghi ngờ theo nhiều cách, mà trong thâm ý người Trung Quốc cũng sẽ sử dụng nó theo nhiều cách.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam phân tích các chiêu bài của Trung Quốc để thấy ý đồ 'Độc quyền khai thác tài nguyên và độc chiếm Biển Đông’ của đất nước này ngày càng lộ rõ.
Nhìn lại cục diện Biển Đông trong những năm gần đây có lẽ ai cũng thấy vấn đề chủ quyền biển, đảo của các quốc gia trong khu vực biển này ngày một xấu đi nhanh chóng. Điều này liên quan đến sự lộ diện ngày càng rõ xu thế trỗi dậy của tư tưởng ‘Đại hán’ pha lẫn hành vi của một cường quyền chính trị ở thế kỷ 21 dựa trên nguyên tắc ‘lừa cả đối tác lẫn đối tượng’ và coi đây là chiêu thức chính trong việc thực hiện ý đồ chiến lược thôn tính Biển Đông, rộng hơn sẽ dần thay thế Mỹ làm ‘bá chủ thế giới’.
Điều ngạc nhiên là, cái chiêu thức đối với thế giới tưởng chừng cũ rích, nhưng vẫn được Trung Quốc không ngại ngùng dùng đi dùng lại với lời lẽ mỹ miều và tỏ ra như là sáng kiến mới để giúp ‘khu vực’ xử lý tình huống xấu, vãn hồi hòa bình,…
Tuy nhiên, khi điểm lại các mốc sự kiện lớn phía Trung Quốc gây ra trên Biển Đông mới thấy ai là ‘kẻ cướp’, ai ‘la làng’ và những bước đi ‘bài bản’ tính sẵn của họ. Trung Quốc dùng vũ lực độc chiếm quần đảo Hoàng Sa (năm 1974) và 6 bãi cạn, trong đó có bãi Gạc Ma và Chữ Thập (năm 1988) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đến năm 1995 tiếp tục chiếm bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Trong thời kỳ ‘giấu mình chờ thời’ Trung Quốc đã tập trung xây dựng đảo Hải Nam (trọng tâm là thành phố Tam Á) và quần đảo Hoàng Sa (đảo Phú Lâm) thành những căn cứ kinh tế-quốc phòng hiện đại, cấp chiến lược.
Trên cơ sở đó, năm 2009 Trung Quốc công bố pháp lý quốc tế về yêu sách phi lý “Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc” chiếm trên 80% diện tích Biển Đông và cũng trong năm này họ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 2010, có lẽ Trung Quốc bắt đầu thời kỳ ‘trỗi dậy hòa bình’ với việc ‘hiện thực hóa’ khả năng quản lý không gian ‘đường lưỡi bò’ với các kịch bản rất linh hoạt và chủ yếu vẫn dùng cách tiếp cận tạo ra ‘sự đã rồi’. Trên diện rộng, từ năm 2011 Trung Quốc tuyên bố hàng năm lệnh cấm đánh cá trái phép ở phần lớn khu vực Biển Đông.
Đồng thời, họ đã tiến hành ‘cắm chốt’ ở một số địa điểm theo những cách thức khác nhau để thử phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.
Cụ thể là, năm 2012, Trung Quốc đã ‘lừa’ Philipin và Mỹ chiếm trọn bãi cạn Hoàng Nham phía Philipin tuyên bố chủ quyền, cuối năm 2013 chiếm bãi James của Malaixia và đầu tháng 5 năm 2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đặc biệt, từ cuối tháng 3 năm 2014, Bắc Kinh ồ ạt mở rộng diện tích và cải tạo 7 bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đánh chiếm nói trên thành các đảo nhân tạo. Hành động này của Trung Quốc đã làm thay đổi chức năng của các thực thể tự nhiên (rạn san hô) ở quần đảo Trường Sa, gây tác động nghiêm trọng trước mắt và lâu dài đến môi trường biển và nguồn lợi thủy sản không chỉ ở vùng biển quần đảo Trường Sa mà còn rộng ra phần lớn Biển Đông. Trong tháng 4 vừa qua Philipin cáo buộc ‘Bắc Kinh đã phá hủy trên 1,2 km2 diện tích rạn san hô và gây tổn thất cho những quốc gia ven biển khoảng 100 triệu USD mỗi năm’.
T
hế nhưng, ngày 19/6/2015 Trung Quốc vẫn bao biện xây đảo nhân tạo không gây hại hệ sinh thái rạn san hô và môi trường biển xung quanh – cách nói quen thuộc, nhưng phi khoa học và đầy mâu thuẫn với lệnh cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông trong thời gian 16/5 - 1/8 năm 2015 với cái gọi là ‘bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản’ của họ. Quả thật là lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo, và chắc chắn những nhà khoa học chân chính sẽ thấy rất xấu hổ về cách nói như vậy.
Phác họa lại bức tranh trên để thấy ý đồ ‘Độc quyền khai thác tài nguyên và độc chiếm Biển Đông’ của Trung Quốc ngày càng lộ rõ, họ không cần giấu giếm và cũng không lừa được ai nữa. Họ đã vi phạm trắng trợn các quy định của Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, các quy định trong DOC, luật pháp quốc gia của Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
Gọng kìm khống chế ‘quyền tự do hàng hải qua và hàng không trên bầu trời Biển Đông’ của Trung Quốc đang trở thành hiện thực đối với kế hoạch chiến lược dựa trên cách tiếp cận từng bước đã được chuẩn bị rất chu đáo của họ. Nhưng đây lại là hành động ngang nhiên xâm chiếm trái phép chủ quyền biển đảo và gây phương hại về kinh tế của Việt Nam trước mắt và lâu dài.
Dư luận quốc tế, khu vực ASEAN và Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về kế hoạch tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông và cho rằng việc làm này đi ngược với mục tiêu giảm căng thẳng trong khu vực.
Bất chấp sự phản đối quốc tế và của Mỹ, Bắc Kinh vẫn ráo riết thực hiện dự án, tăng cường hiện diện dân sự dưới chiêu bài ‘các đơn vị hành chính của thành phố Tam Sa’, nhưng mục tiêu chính vẫn là xây dựng các căn cứ quân sự trong gọng kìm nói trên mà mập mờ phía Bắc Kinh đã tuyên bố thừa nhận.
Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã hối thúc các bên có liên quan trong tranh chấp, đặc biệt là Bắc Kinh "dừng ngay lập tức và mãi mãi hoạt động cải tạo".
Tuy nhiên, phía Trung Quốc không những không chấp nhận đề nghị của Mỹ mà còn ngang ngược ‘nhận vơ’ các bãi cạn họ cải tạo thuộc "chủ quyền" của họ, rồi ‘lúng túng’ đổ vấy cho Việt Nam và các nước khác đã làm như vậy trước đó. Nói như vậy, Trung Quốc lại một lần nữa so sánh ‘kệch cỡm’ giữa bãi cạn và đảo, và Trung Quốc có thể bỏ nhiều tiền để tạo ra các đảo nhân tạo kiểu như vậy, nhưng không thể ‘mua’ được căn cứ pháp lý của một đảo theo đúng nghĩa của nó.
Khi bị các nước phản ứng mạnh với những tuyên bố và hành động cứng rắn hơn, đặc biệt Mỹ và đồng minh gần đây sẵn sàng có những hành động cụ thể hơn, như kêu gọi các nước ASEAN phối hợp tuần tra trên Biển Đông thì Trung Quốc lại đưa ra lời mời Mỹ ‘dùng chung đảo nhân tạo phục vụ mục đích nhân đạo’.
Dĩ nhiên, ‘lời hay ý đẹp’ của họ đã bị Mỹ gạt phắt vì không muốn mắc bẫy ‘công nhận chủ quyền’ đối với các đảo nhân tạo do Trung Quốc vừa tạo lên. Mỹ tiếp tục tỏ ra không khoan nhượng và đã đưa máy bay, tàu chiến giám sát khu vực các bãi cạn Trung Quốc đang cải tạo trái phép và cảnh báo sẽ tiếp cận cách bãi cạn này 12 hải lý.
Trước sức ép ngày càng tăng mạnh và trong một bối cảnh phức tạp nhiều mặt, ngày 16/6 vừa qua, phát ngôn viên mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố sẽ hoàn tất quá trình bồi đắp các bãi đá trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông trong vài ngày tới.
Tuyên bố dừng cải tạo các bãi cạn thành đảo nhân tạo gây ra ‘bất ngờ’ đối với dư luận thế giới, nhưng không bất ngờ với Trung Quốc, vì họ đã làm điều này đối với trường hợp giàn khoan Hải Dương-981 khi tuyên bố lạnh lùng đã ‘hoàn tất kế hoạch’. Chiêu trò chỉ mất chút nước bọt mà lừa được đối phương và hạ nhiệt được căng thẳng là việc làm điển hình ‘kiểu Trung Quốc’ khi họ cơ bản đạt được mục tiêu đề ra và đã ‘hoàn tất kế hoạch’’.
Đến nay Trung Quốc có thể đã cơ bản hoàn thành việc vận chuyển các thiết bị phục vụ lắp đạt và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên các bãi cạn đã tôn tạo xong (khoảng 4/7 bãi cốt lõi về vị trí quốc phòng), đặc biệt là bãi Chữ Thập – vị trí quân sự chủ chốt trong gọng kìm khống chế tuyến hàng hải qua Biển Đông, khống chế Việt Nam và ASEAN, cũng như để bảo vệ‘ đường tơ lụa trên biển’ đi qua Biển Đông trong dự kiến tương lai của họ.
Tại bãi cạn Chữ Thập, Trung Quốc đã xây xong đường băng sân bay quân sự dài 3km, các tòa nhà cao tầng kiên cố có thể liên kết trực tiếp với hầm ngầm dưới đáy biển, đường ‘quốc lộ’ và các công trình khác. Thiết bị quân sự trong đó có các đơn vị pháo cũng được trang bị ở Gạc Ma,…khiến cho TS. Zachary Abuza (chuyên gia chính trị và an ninh khu vực Đông Nam Á của Mỹ) lo ngại rằng ‘những đơn vị pháo này không phục vụ mục đích hàng hải, cũng không phải mục đích tự vệ’.
Như vậy, nếu Mỹ và các nước ‘chủ quan, mất cảnh giác’ thì chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu trò này sau khi 4 đảo nhân tạo như vậy được củng cố vững chắc. Và biện pháp ‘cắt lát xúc xích’ của một học giả đã ví là sự thật. Thời gian tiếp tục cải tạo và mở rộng các bãi cạn còn lại và có thể xâm chiếm mới phụ thuộc vào chính phía Trung Quốc và các đối tác của họ.
Đúng như chuyên gia phân tích, bà Shannon Tiezzi, cho rằng: ‘Việc tuyên bố ngừng mở rộng đảo chỉ là cách để nước này (Trung Quốc) quay lại bước "trấn an" trong vòng lặp lại vô tận của mình. Khi mối quan hệ với láng giềng bắt đầu ổn định và tốt dần lên, Bắc Kinh sẽ lại trở về với cải tạo và xây dựng, thậm chí với tốc độ còn nhanh hơn trước’.
Tức là trước mắt Bắc Kinh ‘xuống thang ngoại giao’ nhưng lại ‘leo thang quân sự’ như có học giả đã phân tích. Tuy nhiên, nhìn đại thể, đây chỉ là ‘Một cách hạ nhiệt kiểu Trung Quốc’ mà trên bàn cờ Biển Đông, đói với người Trung Quốc ‘được thì ăn cả, mà ngã cũng không chịu về không’.
Mỗi lời nói, mỗi việc làm của Trung Quốc khiến thế giới nghi ngờ theo nhiều cách, mà trong thâm ý người Trung Quốc cũng sẽ sử dụng nó theo nhiều cách. Trung Quốc thường sẵn sàng ‘xoa dịu tình huống’ làm sao không để Mỹ có lý do can dự trực tiếp. Điều quan trọng đối với các nước là phải nhận thức cho đúng ‘âm mưu, thủ đoạn’ của ‘bạn’ để không mất cảnh giác, để không xảy ra chuyện ‘tin bạn, mất vợ’.
Việt Nam phải chủ động và sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu, bất ngờ trên nền tảng của chủ trương: kiên trì hợp tác và giải quyết bất đồng qua đàm phán; kiên định mục tiêu hòa bình; trân trọng tình hữu nghị với các nước láng giềng; tăng cường đoàn kết và góp phần củng cố sức mạnh của ASEAN; tranh thủ các trợ giúp quốc tế và bên ngoài; kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam phân tích các chiêu bài của Trung Quốc để thấy ý đồ 'Độc quyền khai thác tài nguyên và độc chiếm Biển Đông’ của đất nước này ngày càng lộ rõ.
PGS.TS Chu Hồi |
Điều ngạc nhiên là, cái chiêu thức đối với thế giới tưởng chừng cũ rích, nhưng vẫn được Trung Quốc không ngại ngùng dùng đi dùng lại với lời lẽ mỹ miều và tỏ ra như là sáng kiến mới để giúp ‘khu vực’ xử lý tình huống xấu, vãn hồi hòa bình,…
Tuy nhiên, khi điểm lại các mốc sự kiện lớn phía Trung Quốc gây ra trên Biển Đông mới thấy ai là ‘kẻ cướp’, ai ‘la làng’ và những bước đi ‘bài bản’ tính sẵn của họ. Trung Quốc dùng vũ lực độc chiếm quần đảo Hoàng Sa (năm 1974) và 6 bãi cạn, trong đó có bãi Gạc Ma và Chữ Thập (năm 1988) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đến năm 1995 tiếp tục chiếm bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Trong thời kỳ ‘giấu mình chờ thời’ Trung Quốc đã tập trung xây dựng đảo Hải Nam (trọng tâm là thành phố Tam Á) và quần đảo Hoàng Sa (đảo Phú Lâm) thành những căn cứ kinh tế-quốc phòng hiện đại, cấp chiến lược.
Đường băng trên đảo Chữ Thập |
Năm 2010, có lẽ Trung Quốc bắt đầu thời kỳ ‘trỗi dậy hòa bình’ với việc ‘hiện thực hóa’ khả năng quản lý không gian ‘đường lưỡi bò’ với các kịch bản rất linh hoạt và chủ yếu vẫn dùng cách tiếp cận tạo ra ‘sự đã rồi’. Trên diện rộng, từ năm 2011 Trung Quốc tuyên bố hàng năm lệnh cấm đánh cá trái phép ở phần lớn khu vực Biển Đông.
Đồng thời, họ đã tiến hành ‘cắm chốt’ ở một số địa điểm theo những cách thức khác nhau để thử phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.
Video: Dã tâm của Trung Quốc ở biển Đông
Cụ thể là, năm 2012, Trung Quốc đã ‘lừa’ Philipin và Mỹ chiếm trọn bãi cạn Hoàng Nham phía Philipin tuyên bố chủ quyền, cuối năm 2013 chiếm bãi James của Malaixia và đầu tháng 5 năm 2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đặc biệt, từ cuối tháng 3 năm 2014, Bắc Kinh ồ ạt mở rộng diện tích và cải tạo 7 bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đánh chiếm nói trên thành các đảo nhân tạo. Hành động này của Trung Quốc đã làm thay đổi chức năng của các thực thể tự nhiên (rạn san hô) ở quần đảo Trường Sa, gây tác động nghiêm trọng trước mắt và lâu dài đến môi trường biển và nguồn lợi thủy sản không chỉ ở vùng biển quần đảo Trường Sa mà còn rộng ra phần lớn Biển Đông. Trong tháng 4 vừa qua Philipin cáo buộc ‘Bắc Kinh đã phá hủy trên 1,2 km2 diện tích rạn san hô và gây tổn thất cho những quốc gia ven biển khoảng 100 triệu USD mỗi năm’.
T
|
Phác họa lại bức tranh trên để thấy ý đồ ‘Độc quyền khai thác tài nguyên và độc chiếm Biển Đông’ của Trung Quốc ngày càng lộ rõ, họ không cần giấu giếm và cũng không lừa được ai nữa. Họ đã vi phạm trắng trợn các quy định của Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, các quy định trong DOC, luật pháp quốc gia của Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
Gọng kìm khống chế ‘quyền tự do hàng hải qua và hàng không trên bầu trời Biển Đông’ của Trung Quốc đang trở thành hiện thực đối với kế hoạch chiến lược dựa trên cách tiếp cận từng bước đã được chuẩn bị rất chu đáo của họ. Nhưng đây lại là hành động ngang nhiên xâm chiếm trái phép chủ quyền biển đảo và gây phương hại về kinh tế của Việt Nam trước mắt và lâu dài.
Dư luận quốc tế, khu vực ASEAN và Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về kế hoạch tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông và cho rằng việc làm này đi ngược với mục tiêu giảm căng thẳng trong khu vực.
Bất chấp sự phản đối quốc tế và của Mỹ, Bắc Kinh vẫn ráo riết thực hiện dự án, tăng cường hiện diện dân sự dưới chiêu bài ‘các đơn vị hành chính của thành phố Tam Sa’, nhưng mục tiêu chính vẫn là xây dựng các căn cứ quân sự trong gọng kìm nói trên mà mập mờ phía Bắc Kinh đã tuyên bố thừa nhận.
Video: Những kịch bản trên biển Đông của Trung Quốc
Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã hối thúc các bên có liên quan trong tranh chấp, đặc biệt là Bắc Kinh "dừng ngay lập tức và mãi mãi hoạt động cải tạo".
Tuy nhiên, phía Trung Quốc không những không chấp nhận đề nghị của Mỹ mà còn ngang ngược ‘nhận vơ’ các bãi cạn họ cải tạo thuộc "chủ quyền" của họ, rồi ‘lúng túng’ đổ vấy cho Việt Nam và các nước khác đã làm như vậy trước đó. Nói như vậy, Trung Quốc lại một lần nữa so sánh ‘kệch cỡm’ giữa bãi cạn và đảo, và Trung Quốc có thể bỏ nhiều tiền để tạo ra các đảo nhân tạo kiểu như vậy, nhưng không thể ‘mua’ được căn cứ pháp lý của một đảo theo đúng nghĩa của nó.
Khi bị các nước phản ứng mạnh với những tuyên bố và hành động cứng rắn hơn, đặc biệt Mỹ và đồng minh gần đây sẵn sàng có những hành động cụ thể hơn, như kêu gọi các nước ASEAN phối hợp tuần tra trên Biển Đông thì Trung Quốc lại đưa ra lời mời Mỹ ‘dùng chung đảo nhân tạo phục vụ mục đích nhân đạo’.
Dĩ nhiên, ‘lời hay ý đẹp’ của họ đã bị Mỹ gạt phắt vì không muốn mắc bẫy ‘công nhận chủ quyền’ đối với các đảo nhân tạo do Trung Quốc vừa tạo lên. Mỹ tiếp tục tỏ ra không khoan nhượng và đã đưa máy bay, tàu chiến giám sát khu vực các bãi cạn Trung Quốc đang cải tạo trái phép và cảnh báo sẽ tiếp cận cách bãi cạn này 12 hải lý.
Trước sức ép ngày càng tăng mạnh và trong một bối cảnh phức tạp nhiều mặt, ngày 16/6 vừa qua, phát ngôn viên mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố sẽ hoàn tất quá trình bồi đắp các bãi đá trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông trong vài ngày tới.
|
Đến nay Trung Quốc có thể đã cơ bản hoàn thành việc vận chuyển các thiết bị phục vụ lắp đạt và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên các bãi cạn đã tôn tạo xong (khoảng 4/7 bãi cốt lõi về vị trí quốc phòng), đặc biệt là bãi Chữ Thập – vị trí quân sự chủ chốt trong gọng kìm khống chế tuyến hàng hải qua Biển Đông, khống chế Việt Nam và ASEAN, cũng như để bảo vệ‘ đường tơ lụa trên biển’ đi qua Biển Đông trong dự kiến tương lai của họ.
Tại bãi cạn Chữ Thập, Trung Quốc đã xây xong đường băng sân bay quân sự dài 3km, các tòa nhà cao tầng kiên cố có thể liên kết trực tiếp với hầm ngầm dưới đáy biển, đường ‘quốc lộ’ và các công trình khác. Thiết bị quân sự trong đó có các đơn vị pháo cũng được trang bị ở Gạc Ma,…khiến cho TS. Zachary Abuza (chuyên gia chính trị và an ninh khu vực Đông Nam Á của Mỹ) lo ngại rằng ‘những đơn vị pháo này không phục vụ mục đích hàng hải, cũng không phải mục đích tự vệ’.
Như vậy, nếu Mỹ và các nước ‘chủ quan, mất cảnh giác’ thì chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu trò này sau khi 4 đảo nhân tạo như vậy được củng cố vững chắc. Và biện pháp ‘cắt lát xúc xích’ của một học giả đã ví là sự thật. Thời gian tiếp tục cải tạo và mở rộng các bãi cạn còn lại và có thể xâm chiếm mới phụ thuộc vào chính phía Trung Quốc và các đối tác của họ.
Đúng như chuyên gia phân tích, bà Shannon Tiezzi, cho rằng: ‘Việc tuyên bố ngừng mở rộng đảo chỉ là cách để nước này (Trung Quốc) quay lại bước "trấn an" trong vòng lặp lại vô tận của mình. Khi mối quan hệ với láng giềng bắt đầu ổn định và tốt dần lên, Bắc Kinh sẽ lại trở về với cải tạo và xây dựng, thậm chí với tốc độ còn nhanh hơn trước’.
Tức là trước mắt Bắc Kinh ‘xuống thang ngoại giao’ nhưng lại ‘leo thang quân sự’ như có học giả đã phân tích. Tuy nhiên, nhìn đại thể, đây chỉ là ‘Một cách hạ nhiệt kiểu Trung Quốc’ mà trên bàn cờ Biển Đông, đói với người Trung Quốc ‘được thì ăn cả, mà ngã cũng không chịu về không’.
Mỗi lời nói, mỗi việc làm của Trung Quốc khiến thế giới nghi ngờ theo nhiều cách, mà trong thâm ý người Trung Quốc cũng sẽ sử dụng nó theo nhiều cách. Trung Quốc thường sẵn sàng ‘xoa dịu tình huống’ làm sao không để Mỹ có lý do can dự trực tiếp. Điều quan trọng đối với các nước là phải nhận thức cho đúng ‘âm mưu, thủ đoạn’ của ‘bạn’ để không mất cảnh giác, để không xảy ra chuyện ‘tin bạn, mất vợ’.
Việt Nam phải chủ động và sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu, bất ngờ trên nền tảng của chủ trương: kiên trì hợp tác và giải quyết bất đồng qua đàm phán; kiên định mục tiêu hòa bình; trân trọng tình hữu nghị với các nước láng giềng; tăng cường đoàn kết và góp phần củng cố sức mạnh của ASEAN; tranh thủ các trợ giúp quốc tế và bên ngoài; kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi
Bình luận