(VTC News) - Theo đồng hồ ghi chỉ số nợ công của The Economist, nợ công của Việt Nam đang ở mức 92,6 tỷ USD, đồng nghĩa với việc trung bình mỗi người Việt Nam đang "gánh" nợ khoảng 1.016 USD, tức gần 23 triệu đồng.
Theo đồng hồ ghi nợ công công khai theo thời gian thực trên The Economist, tính đến ngày 11/10, nợ công Việt Nam được ước tính ở mức 92,6 tỷ USD, chiếm 46% GDP.
Với dân số trên 91,8 triệu dân, tính trung bình nợ công theo đầu người thì hiện tại mỗi người Việt Nam đang "gánh" hơn 1.016 USD nợ công, tương đương gần 23 triệu đồng (tính theo tỷ giá 22.500 đồng/ 1 USD)
Cùng kỳ năm 2014, theo đồng hồ nợ công toàn cầu, tổng nợ công Việt Nam là trên 84,563 tỷ USD, thấp hơn 9,6% so với thời điểm hiện tại.
Con số này vào cùng thời điểm năm 2013 là khoảng 76,485 tỷ USD. Như vậy, sau khoảng gần 2 năm, nợ công của nước ta tăng khoảng hơn 15 tỷ USD; nợ tính theo bình quân dân số cũng tăng khoảng hơn 150 USD/người.
Còn so sánh với số liệu năm 2005, nợ công Việt Nam là 22,3 tỷ USD thì nay đã tăng hơn gấp 4 lần, trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 8 tỷ USD.
Vào tháng 7/2015, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, nợ công so với GDP của nước ta năm 2014 ước tính là 59,6% (ước tính 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD).
Con số này Bộ Tài chính đang đối chiếu với các nhà tài trợ và qua quyết toán của các đơn vị, con số thực có thể còn giảm một chút ít do số lượng rút vốn thực tế bảo lãnh. Trong 59,6% nợ Chính phủ là 47,4%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 11,3%; 0,8% là nợ chính quyền địa phương.
Tuy nhiên vào tháng 9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại thì nợ công Việt Nam trong năm 2014, nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước thì sẽ là 66,4% GDP, chênh lệch tới 6,5% so với mức nợ công 59,9% GDP đã được Bộ Tài Chính công bố. Do vậy mà nợ công đã ở mức 66,4%.
Tuy nhiên ngay sau đó, Bộ Tài chính đã lên tiếng, rằng họ là cơ quan duy nhất có trách nhiệm công bố nợ công, theo quy định của pháp luật.
Cũng vào tháng 7, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng ra báo cáo về nợ công Việt Nam. Theo đó, tính đến cuối năm 2014, tổng nợ, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).
Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP là tương đương 59% GDP - xấp xỉ với con số mà Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, con số này của World Bank cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó.
Khi đó, với mức dân số cuối năm 2014 là 90,7 triệu người thì mỗi người Việt Nam "gánh" gần 1.212 USD nợ công, trong khi đó, thu nhập bình quân mới chỉ hơn 2.000 USD/năm/người.
Còn trong bản báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 2015 công bố ngày 5/10, World Bank cũng cho biết, việc mất cân đối tài khóa kéo dài đang gây quan ngại trong bối cảnh nợ công tăng, với mức thâm hụt ngân sách (tính cả trả nợ gốc) dự kiến đã lên tới 5,6% GDP chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015.
“Điều đó thể hiện hiệu quả ngân sách kém trong khi chi thường xuyên và chi cho đầu tư cơ bản tăng. Tổng nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tiếp tục tăng và đạt mức 59,6% trong năm 2014 (54,5% năm 2013)".
World Bank đánh giá rằng, tuy nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn bền vững nhưng chi phí trả nợ đã bắt đầu "ăn" vào các khoản chi hỗ trợ sản xuất khác trong ngân sách.
Về nợ công Việt Nam dự báo cuối năm 2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã đưa ra con số 62% GDP, bao gồm nợ do chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó nợ nước ngoài, chủ yếu là các khoản vay ưu đãi dài hạn, vẫn giữ ở mức 28% GDP trong ba năm qua.
Huyền Trân
Theo đồng hồ ghi nợ công công khai theo thời gian thực trên The Economist, tính đến ngày 11/10, nợ công Việt Nam được ước tính ở mức 92,6 tỷ USD, chiếm 46% GDP.
Với dân số trên 91,8 triệu dân, tính trung bình nợ công theo đầu người thì hiện tại mỗi người Việt Nam đang "gánh" hơn 1.016 USD nợ công, tương đương gần 23 triệu đồng (tính theo tỷ giá 22.500 đồng/ 1 USD)
'Đồng hồ' ghi nợ công Việt Nam theo thời gian thực trên The Economist |
Con số này vào cùng thời điểm năm 2013 là khoảng 76,485 tỷ USD. Như vậy, sau khoảng gần 2 năm, nợ công của nước ta tăng khoảng hơn 15 tỷ USD; nợ tính theo bình quân dân số cũng tăng khoảng hơn 150 USD/người.
Còn so sánh với số liệu năm 2005, nợ công Việt Nam là 22,3 tỷ USD thì nay đã tăng hơn gấp 4 lần, trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 8 tỷ USD.
Vào tháng 7/2015, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, nợ công so với GDP của nước ta năm 2014 ước tính là 59,6% (ước tính 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD).
Con số này Bộ Tài chính đang đối chiếu với các nhà tài trợ và qua quyết toán của các đơn vị, con số thực có thể còn giảm một chút ít do số lượng rút vốn thực tế bảo lãnh. Trong 59,6% nợ Chính phủ là 47,4%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 11,3%; 0,8% là nợ chính quyền địa phương.
Tuy nhiên vào tháng 9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại thì nợ công Việt Nam trong năm 2014, nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước thì sẽ là 66,4% GDP, chênh lệch tới 6,5% so với mức nợ công 59,9% GDP đã được Bộ Tài Chính công bố. Do vậy mà nợ công đã ở mức 66,4%.
Tuy nhiên ngay sau đó, Bộ Tài chính đã lên tiếng, rằng họ là cơ quan duy nhất có trách nhiệm công bố nợ công, theo quy định của pháp luật.
Cũng vào tháng 7, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng ra báo cáo về nợ công Việt Nam. Theo đó, tính đến cuối năm 2014, tổng nợ, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).
Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP là tương đương 59% GDP - xấp xỉ với con số mà Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, con số này của World Bank cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó.
Khi đó, với mức dân số cuối năm 2014 là 90,7 triệu người thì mỗi người Việt Nam "gánh" gần 1.212 USD nợ công, trong khi đó, thu nhập bình quân mới chỉ hơn 2.000 USD/năm/người.
Còn trong bản báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 2015 công bố ngày 5/10, World Bank cũng cho biết, việc mất cân đối tài khóa kéo dài đang gây quan ngại trong bối cảnh nợ công tăng, với mức thâm hụt ngân sách (tính cả trả nợ gốc) dự kiến đã lên tới 5,6% GDP chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015.
“Điều đó thể hiện hiệu quả ngân sách kém trong khi chi thường xuyên và chi cho đầu tư cơ bản tăng. Tổng nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tiếp tục tăng và đạt mức 59,6% trong năm 2014 (54,5% năm 2013)".
World Bank đánh giá rằng, tuy nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn bền vững nhưng chi phí trả nợ đã bắt đầu "ăn" vào các khoản chi hỗ trợ sản xuất khác trong ngân sách.
Về nợ công Việt Nam dự báo cuối năm 2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã đưa ra con số 62% GDP, bao gồm nợ do chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó nợ nước ngoài, chủ yếu là các khoản vay ưu đãi dài hạn, vẫn giữ ở mức 28% GDP trong ba năm qua.
Huyền Trân
Bình luận