Từ ngày 8/6 - 13/7, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) chính thức diễn ra trong sự chờ đón của đông đảo người dân.
Cuộc thi năm nay quy tụ 8 đội thi: Việt Nam, Pháp, Italia, Mỹ, Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Phần Lan. Trong đó, cứ 2 đội sẽ bắt cặp với nhau để đảm bảo mỗi đêm có 1 màn trình diễn đặc sắc, đem lại nhiều bất ngờ cho người xem.
Để về đến Đà Nẵng, các bông pháo đã phải trải qua hành trình khá dài: 7 ngày lênh đênh trên biển đến Hong Kong, từ Hong Kong về Hải Phòng và sau đó được vận chuyển theo đường bộ qua hơn 10 thành phố mới từ Hải Phòng đến được Đà Nẵng.
Pháo có nguy cơ cháy nổ cao, yêu cầu đội ngũ vận chuyển phải vô cùng chính xác và khớp nối với nhau một cách tuyệt đối, không được xảy ra sai sót vì bất cứ lý do gì. Hai tuần trước đêm khai mạc, hơn 45.000 quả pháo với xấp xỉ 180 loại khác nhau đã có mặt tại kho ở Việt Nam để các đội thi sẵn sàng biểu diễn những “vũ điệu ánh sáng” bùng nổ trên nền trời Đà Nẵng.
Gian nan không chỉ có hành trình vận chuyển bông pháo. Công tác chuẩn bị đảm bảo chất lượng mạng xuyên suốt hơn 1 tháng diễn ra sự kiện cũng rất quan trọng. Các nhà mạng lớn tại Việt Nam, trong đó có MobiFone, đã hoàn tất các phương án ứng cứu trường hợp có sự cố bất ngờ xảy ra trong đêm diễn.
Chiếm gần 60% thị phần tại Đà Nẵng, MobiFone có sự chuẩn bị cực kì chu đáo và cẩn thận cho Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay. Nhà mạng liên tục chạy thử, tối ưu thiết bị và hạ tầng mạng nhằm đảm bảo mọi thiết bị sử dụng trong đêm diễn đều hoạt động ổn định, đồng thời thực hiện thống kê, phân tích số liệu để triển khai các giải pháp xử lý kịp thời.
MobiFone trang bị thêm 36 điểm phát sóng BTS mới (tăng 250% so với năm 2023) tại khu vực tổ chức sự kiện, đặt tại các khu vực tập trung đông người; đồng thời tăng thêm hơn 50 nhân sự ứng trực để giám sát, kịp thời phát hiện và khắc phục các sự cố phát sinh.
Bên cạnh đó, MobiFone còn bổ sung thêm 40 trạm phát sóng thân thiện môi trường tại dọc các trục đường chính, dọc 6 cây cầu bắc qua sông Hàn và xung quanh khu vực khán đài, nâng tổng số trạm phục vụ khu vực Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng lên tới hơn 100 trạm.
Các trạm Cloud RAN mà MobiFone sử dụng được thiết kế thân thiện với môi trường, lắp đặt trên các cột đèn, trụ điện, cây xanh đảm bảo vùng phủ rộng lớn với mức tiêu thụ năng lượng rất thấp.
Các trạm này sử dụng công nghệ AI/ML kết hợp với hệ thống GEO giúp tối ưu vùng phủ, tự động điều chỉnh cân bằng năng lực mạng cho các địa điểm khác nhau theo nhu cầu thực tế của khách hàng, từ đó nâng cao dung lượng phục vụ data của MobiFone lên gấp 3 lần so với năng lực trước đó.
Theo đánh giá, chất lượng đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng vào ngày 8/6 vừa qua đã ghi nhận nhiều cải thiện hơn so với các năm trước đó: tỉ lệ thiết lập > 95%, tỉ lệ drop < 1% tại thời điểm cao điểm.
Trong đêm khai mạc, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ 4G/5G của MobiFone đã tăng gấp 3 lần so với ngày thường nhưng tốc độ dữ liệu vẫn được đảm bảo để sử dụng các dịch vụ data yêu cầu chất lượng cao như livestream, video call, chia sẻ khoảnh khắc…
Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng cùng nền tảng công nghệ hiện đại, MobiFone hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng hành cùng buổi khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 không chỉ là giấc mơ của các nhà thiết kế ánh sáng. Đó còn hành trình vút cao của hàng ngàn bông pháo chu du khắp mọi miền, là nơi chứng kiến chuỗi dài những tiếng vỗ tay không dứt dành cho cho công sức của đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên cùng hàng trăm con người thuộc MobiFone nói riêng và các đơn vị đồng hành, ban tổ chức nói chung đã vất vả chuẩn bị cả năm trời trước khi sự kiện diễn ra.
Bình luận