Máy bay, bom, vũ khí sinh học là những loại vũ khí mà quân khủng bố hay dùng để thực hiện cuộc tấn công nhắm vào nước Mỹ.
Máy bay
Ở đây, hình thức sử dụng máy bay tấn công khủng bố không phải là theo nghĩa quân khủng bố sẽ lái máy bay quân sự bắn tên lửa, ném bom vào nước Mỹ mà là thông qua “chiến thuật” không tặc biến máy bay trở thành vũ khí tấn công tự sát đánh vào vị trí cụ thể.
Không tặc là hình thức khủng bố chiếm giữ máy bay chở khách một cách trái pháp luật do một cá nhân hoặc một nhóm thường có vũ trang (súng, dao) thực hiện. Mục đích của bọn không tặc thường là đòi tiền chuộc, yêu cầu phi công lái tới một quốc gia nào đó theo yêu cầu của chúng hoặc là đòi thả tù nhân nào đó.
Tuy nhiên, cũng có khi chúng đánh cướp máy bay để biến nó thành vũ khí tấn công vị trí cụ thể. Và đó cũng chính là trường hợp của vụ tấn công ngày 11/9 vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) thành phố NewYork và Lầu Năm Góc ở Arlington (bang Virginia).
Trong ngày bi thảm của nước Mỹ (11/9), một nhóm khủng bố gồm 19 tên đã cướp 4 máy bay chở khách của 2 hàng hàng không gồm: American Airlines Flight 11 (loại Boeing 767-223ER, số hành khách 88, 5 tên khủng bố); United Airlines Flight 175 (loại Boeing 767-222, số hành khách 59, 5 tên khủng bố); American Airlines Flight 77 (loại Boeing 757-223; số hành khách 59, 5 tên khủng bố); United Airlines Flight 93 (loại Boeing 757-222, số hành khách 40, 4 tên khủng bố).
Khác với những vụ việc trước đây thường là quân khủng bố bắt phi công máy bay phải điều khiển theo yêu cầu của chúng, thì lần này chính chúng tự tay lái 4 chiếc máy bay thực hiện cuộc tấn công tàn bạo. Với sức chứa gần 91.000 lít nhiên liệu cho các động cơ phản lực trên máy bay, những chiếc máy bay chở khách này đã biến thành những quả bom lửa đáng sợ.
Lúc 8h40 phút giờ địa phương ngày 11/9, chiếc American Airlines 11 đâm vào mé bắc của tòa tháp Bắc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC). Đến 9h03 phút, chiếc United Airlines 175 đâm vào tòa tháp Nam WTC. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, hai tòa tháp đôi cao nhất thế giới (526,3m, 110 tầng) sụp đổ làm hàng nghìn người thiệt mạng gồm cả số hành khách trên 2 chuyến bay và quân khủng bố.
Về 2 chiếc còn lại, American Airlines 77 lao vào Lầu Năm Góc lúc 9h37 phút sáng giờ địa phương. Chiếc 93 rơi xuống một cánh đồng ở Tiểu bang Pennsylvania lúc 10h03 giờ. Sau này khi phân tích hộp đen, người ta đã xác định được rằng hành khách trên máy bay đã phản kháng lại đám không tặc khiến chúng không thể kiểm soát được máy bay. Toàn bộ hành khách trên 2 chuyến bay này cũng thiệt mạng.
Bom
Thường thì các vụ không tặc bằng máy bay không hề đơn giản bởi an ninh hàng không là cực kỳ chặt chẽ, việc thực hiện vụ tấn công như vụ 11/9 không dễ để tái lập lần nữa. Vì thế, vũ khí mà quân khủng bố thường xuyên dùng nhất không chỉ nhắm vào nước Mỹ mà trên toàn thế giới chính là bom.
Bom thường khá dễ chế tạo, sức sát thương khá lớn (quân khủng bố thường nhồi thêm viên bi sắt, đinh sắt để tăng sức sát thương), gây hậu quả nghiệm trong không chỉ cho cơ sở vật chất mà còn đánh vào tâm lý của người dân.
Trong chiến thuật đánh bom khủng bố, chúng có thể dùng cách đặt bom hẹn giờ hoặc kích hoạt bom bằng thiết bị điều khiển từ xa. Quả bom sẽ được chứa trong những chiếc túi hoặc vật dụng khác đặt ở những nơi đông người, ít bị để ý.
Hoặc chúng sẽ dùng cách “khủng khiếp” khác đó là đánh bom tự sát. Đây là loại hình phổ biến trong chiến thuật tấn công tự sát hay tấn công liều chết (người đánh bom cũng sẽ thiệt mạng).
Ngoài cách đeo bom trên người, quân khủng bố còn dùng phương án đánh bom xe (bom được đặt trong xe ô tô dân sự). Với cách này, lượng thuốc nổ mang được lớn hơn tạo ra sức sát thương lớn hơn so với áo bom. Đồng thời, cách này cũng khá dễ ngụy trang, lực lượng chống khủng bố khó phát hiện.
Trong lịch sử nước Mỹ, nhiều vụ tấn công khủng bố bằng bom đã diễn ra. Điển hình nhất chính là vụ tấn công vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York năm 1993. Khi đó, quân khủng bố đã dùng khoảng 680 kg khí hydro nitrate dạng nén được chở tới bãi đỗ xe công cộng trong tòa tháp Bắc WTC rồi kích hoạt khiến 6 người thiệt mạng, 1.040 người bị thương.
Hay vụ ngày 19/4/1995, nhóm khủng bố thực hiện vụ đánh bom bom tòa nhà liên bang Alfred P.Murrah tại trung tâm Thành phố Oklahoma bằng xe hơi. Sức công phá của qua bom tự tạo 2.200kg ammoni nitrat và dầu khiến 168 người thiệt mạng, 680 người bị thương, phá hủy 324 tòa nhà…
Và gần đây nhất là vụ đánh bom khủng bố trên đường chạy Marathon ở thành phố Boston ngày 15/4/2013 khiến 3 người thiệt mạng, 180 người bị thương. Trong vụ này, 2 tên khủng bố đã dùng nồi áp suất chứa chất nổ.
Vũ khí sinh học
Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, từ đó đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng.
Quân khủng bố bắt đầu tăng cường dùng vũ khí sinh học tấn công nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9, chủ yếu theo hình thức gửi bức thư chứa chất độc tới nhân vật cấp cao trong chính quyền Mỹ.
Theo đó, ngày 18/9/2001, một số bức thư chứa chất anthrax (gây bệnh than) được gửi tới các cơ quan truyền thông và 2 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ. Vụ tấn công này đã khiến 5 người thiệt mạng và lây bệnh cho 17 người khác. Tiếp tục reo rắc nỗi kinh hoàng khủng bố cho nhân dân Mỹ.
Gần đây, hình thức tấn công này lại tiếp tục được phát triển là nhắm tới giới lãnh đạo cấp cao chính quyền Mỹ. Ngày 17/4/2013, đã có tin là một bức thư “lạ” được gửi tới Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa Roger Wicker. Rất may lực lượng an ninh Mỹ đã phát hiện kịp thời.
Các xét nghiệm cho thấy bức thư này có phản ứng dương tính với ricin, một chất cực độc có khả năng gây chết người chỉ với một liều lượng nhỏ.
Chỉ một ngày sau khi xảy ra vụ việc trên, Nhà Trắng tiếp tục thông báo họ lại phát hiện bức thư chứa chất độc có thể gây chết người được gửi tới Tổng thống Barack Obama.
Rõ ràng, kể cả khi nước Mỹ đã tiêu thành công trùm khủng bố Osama bin Laden sau nhiều năm truy lùng gắt gao thì nguy cơ khủng bố tấn công nước Mỹ vẫn chưa bao giờ thuyên giảm hay là tạm ngừng.
Ở đây, hình thức sử dụng máy bay tấn công khủng bố không phải là theo nghĩa quân khủng bố sẽ lái máy bay quân sự bắn tên lửa, ném bom vào nước Mỹ mà là thông qua “chiến thuật” không tặc biến máy bay trở thành vũ khí tấn công tự sát đánh vào vị trí cụ thể.
Không tặc là hình thức khủng bố chiếm giữ máy bay chở khách một cách trái pháp luật do một cá nhân hoặc một nhóm thường có vũ trang (súng, dao) thực hiện. Mục đích của bọn không tặc thường là đòi tiền chuộc, yêu cầu phi công lái tới một quốc gia nào đó theo yêu cầu của chúng hoặc là đòi thả tù nhân nào đó.
Một trong 4 chiếc máy bay chở khách bị không tặc và biến thành "bom lửa" tấn công WTC và Lầu Năm Góc |
Tuy nhiên, cũng có khi chúng đánh cướp máy bay để biến nó thành vũ khí tấn công vị trí cụ thể. Và đó cũng chính là trường hợp của vụ tấn công ngày 11/9 vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) thành phố NewYork và Lầu Năm Góc ở Arlington (bang Virginia).
Trong ngày bi thảm của nước Mỹ (11/9), một nhóm khủng bố gồm 19 tên đã cướp 4 máy bay chở khách của 2 hàng hàng không gồm: American Airlines Flight 11 (loại Boeing 767-223ER, số hành khách 88, 5 tên khủng bố); United Airlines Flight 175 (loại Boeing 767-222, số hành khách 59, 5 tên khủng bố); American Airlines Flight 77 (loại Boeing 757-223; số hành khách 59, 5 tên khủng bố); United Airlines Flight 93 (loại Boeing 757-222, số hành khách 40, 4 tên khủng bố).
Khác với những vụ việc trước đây thường là quân khủng bố bắt phi công máy bay phải điều khiển theo yêu cầu của chúng, thì lần này chính chúng tự tay lái 4 chiếc máy bay thực hiện cuộc tấn công tàn bạo. Với sức chứa gần 91.000 lít nhiên liệu cho các động cơ phản lực trên máy bay, những chiếc máy bay chở khách này đã biến thành những quả bom lửa đáng sợ.
Hình ảnh vụ nổ khi chiếc United Airlines 175 đâm vào tòa tháp Nam WTC lúc 9h03 phút ngày 11/9 |
Lúc 8h40 phút giờ địa phương ngày 11/9, chiếc American Airlines 11 đâm vào mé bắc của tòa tháp Bắc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC). Đến 9h03 phút, chiếc United Airlines 175 đâm vào tòa tháp Nam WTC. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, hai tòa tháp đôi cao nhất thế giới (526,3m, 110 tầng) sụp đổ làm hàng nghìn người thiệt mạng gồm cả số hành khách trên 2 chuyến bay và quân khủng bố.
Về 2 chiếc còn lại, American Airlines 77 lao vào Lầu Năm Góc lúc 9h37 phút sáng giờ địa phương. Chiếc 93 rơi xuống một cánh đồng ở Tiểu bang Pennsylvania lúc 10h03 giờ. Sau này khi phân tích hộp đen, người ta đã xác định được rằng hành khách trên máy bay đã phản kháng lại đám không tặc khiến chúng không thể kiểm soát được máy bay. Toàn bộ hành khách trên 2 chuyến bay này cũng thiệt mạng.
Bom
Thường thì các vụ không tặc bằng máy bay không hề đơn giản bởi an ninh hàng không là cực kỳ chặt chẽ, việc thực hiện vụ tấn công như vụ 11/9 không dễ để tái lập lần nữa. Vì thế, vũ khí mà quân khủng bố thường xuyên dùng nhất không chỉ nhắm vào nước Mỹ mà trên toàn thế giới chính là bom.
Bom thường khá dễ chế tạo, sức sát thương khá lớn (quân khủng bố thường nhồi thêm viên bi sắt, đinh sắt để tăng sức sát thương), gây hậu quả nghiệm trong không chỉ cho cơ sở vật chất mà còn đánh vào tâm lý của người dân.
Quân khủng bố có thể đơn giản chỉ dùng điện thoại di động để kích hoạt bom |
Trong chiến thuật đánh bom khủng bố, chúng có thể dùng cách đặt bom hẹn giờ hoặc kích hoạt bom bằng thiết bị điều khiển từ xa. Quả bom sẽ được chứa trong những chiếc túi hoặc vật dụng khác đặt ở những nơi đông người, ít bị để ý.
Hoặc chúng sẽ dùng cách “khủng khiếp” khác đó là đánh bom tự sát. Đây là loại hình phổ biến trong chiến thuật tấn công tự sát hay tấn công liều chết (người đánh bom cũng sẽ thiệt mạng).
Ngoài cách đeo bom trên người, quân khủng bố còn dùng phương án đánh bom xe (bom được đặt trong xe ô tô dân sự). Với cách này, lượng thuốc nổ mang được lớn hơn tạo ra sức sát thương lớn hơn so với áo bom. Đồng thời, cách này cũng khá dễ ngụy trang, lực lượng chống khủng bố khó phát hiện.
Trong lịch sử nước Mỹ, nhiều vụ tấn công khủng bố bằng bom đã diễn ra. Điển hình nhất chính là vụ tấn công vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York năm 1993. Khi đó, quân khủng bố đã dùng khoảng 680 kg khí hydro nitrate dạng nén được chở tới bãi đỗ xe công cộng trong tòa tháp Bắc WTC rồi kích hoạt khiến 6 người thiệt mạng, 1.040 người bị thương.
Vụ đánh bom khủng bố ở Boston |
Hay vụ ngày 19/4/1995, nhóm khủng bố thực hiện vụ đánh bom bom tòa nhà liên bang Alfred P.Murrah tại trung tâm Thành phố Oklahoma bằng xe hơi. Sức công phá của qua bom tự tạo 2.200kg ammoni nitrat và dầu khiến 168 người thiệt mạng, 680 người bị thương, phá hủy 324 tòa nhà…
Và gần đây nhất là vụ đánh bom khủng bố trên đường chạy Marathon ở thành phố Boston ngày 15/4/2013 khiến 3 người thiệt mạng, 180 người bị thương. Trong vụ này, 2 tên khủng bố đã dùng nồi áp suất chứa chất nổ.
Vũ khí sinh học
Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, từ đó đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng.
Quân khủng bố bắt đầu tăng cường dùng vũ khí sinh học tấn công nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9, chủ yếu theo hình thức gửi bức thư chứa chất độc tới nhân vật cấp cao trong chính quyền Mỹ.
Một bức thư có chứa chất gây bệnh than |
Theo đó, ngày 18/9/2001, một số bức thư chứa chất anthrax (gây bệnh than) được gửi tới các cơ quan truyền thông và 2 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ. Vụ tấn công này đã khiến 5 người thiệt mạng và lây bệnh cho 17 người khác. Tiếp tục reo rắc nỗi kinh hoàng khủng bố cho nhân dân Mỹ.
Gần đây, hình thức tấn công này lại tiếp tục được phát triển là nhắm tới giới lãnh đạo cấp cao chính quyền Mỹ. Ngày 17/4/2013, đã có tin là một bức thư “lạ” được gửi tới Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa Roger Wicker. Rất may lực lượng an ninh Mỹ đã phát hiện kịp thời.
Các xét nghiệm cho thấy bức thư này có phản ứng dương tính với ricin, một chất cực độc có khả năng gây chết người chỉ với một liều lượng nhỏ.
Chỉ một ngày sau khi xảy ra vụ việc trên, Nhà Trắng tiếp tục thông báo họ lại phát hiện bức thư chứa chất độc có thể gây chết người được gửi tới Tổng thống Barack Obama.
Rõ ràng, kể cả khi nước Mỹ đã tiêu thành công trùm khủng bố Osama bin Laden sau nhiều năm truy lùng gắt gao thì nguy cơ khủng bố tấn công nước Mỹ vẫn chưa bao giờ thuyên giảm hay là tạm ngừng.
Theo Kiến thức
Bình luận