- Đến thời điểm này, bộ trưởng đánh giá như thế nào về mô hình hoạt động của hệ thống doanh nghiệp KH-CN ở Việt Nam?
Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân trao đổi về vấn đề phát triển doanh nghiệp KH-CN.
- Theo bộ trưởng, cần phải làm gì để 2.000 doanh nghiệp đã được “nhắm đến” đó sẽ chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH-CN?
Bộ KH-CN đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ các tổ chức KH-CN chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hình thành các doanh nghiệp KH-CN. Chương trình sẽ được khởi động từ năm 2014 này.
Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các tổ chức tổ chức KH-CN, tức là các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học khi có kết quả nghiên cứu thì chuyển ngay sang thành lập các doanh nghiệp trực thuộc mình, hoặc chuyển đổi chính các tổ chức ấy thành doanh nghiệp KH-CN, nhằm thương mại hóa, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống kinh tế - xã hội.
Chúng tôi cũng đã xây dựng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế nhằm tìm các nguồn lực hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này. Chính phủ đặt yêu cầu đến năm 2020, Việt Nam phải có 5.000 doanh nghiệp KH-CN. Chúng tôi đang hy vọng với những chính sách mới, quyết liệt và cởi mở hơn, số lượng doanh nghiệp KH-CN ở Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới.
- Thời gian qua, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển đổi mô hình hoạt động, hướng đến những doanh nghiệp công nghệ. Bộ trưởng đánh giá như thế nào việc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel từ kinh doanh dịch vụ viễn thông thuần túy đã tuyên bố hướng đến mô hình hoạt động tập đoàn công nghệ?
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Viettel. Trước đây họ có một trung tâm nghiên cứu và đã nâng cấp lên thành viện nghiên cứu thuộc tập đoàn. Chúng ta đều biết Viettel là một đơn vị kinh doanh hiệu quả và theo số liệu chúng tôi được biết, năm 2012 họ đã dành 10% lợi nhuận trước thuế, tương đương khoảng 2.400 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu, phát triển.
Tuy nhiên, do những vướng mắc về cơ chế chính sách và những quy định bất cập về mặt tài chính đối với Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp, Viettel mới sử dụng được khoảng 400 tỷ đồng. Nhưng chỉ với chừng đó, Viettel đã đầu tư nghiên cứu và có được những sản phẩm hết sức quan trọng.
- Thành công của Viettel nói lên điều gì, thưa bộ trưởng?
Viettel là một tập đoàn nhà nước đi đầu trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam hiện nay, nhưng nếu không có đầu tư cho nghiên cứu, phát triển KH-CN, chắc chắn rằng Viettel không thể có những kết quả rất ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận cũng như những sản phẩm về KH-CN phục vụ quốc phòng. Viettel chỉ làm một lĩnh vực hẹp trong quốc phòng là viễn thông và thông tin liên lạc; nhưng do sự phát triển về KH-CN, nên sức lan tỏa của Viettel đã vượt ra ngoài phạm vi của nó.
- Bộ trưởng có thể cho biết, hiện nay ở Việt Nam đã có bao nhiêu doanh nghiệp đã trích 10% lợi nhuận trước thuế của mình dành cho hoạt động nghiên cứu, phát triển KH-CN?
Trước đây, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định doanh nghiệp có thể trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho KH-CN thông qua quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp. Nhưng do chưa có chế tài, cũng như quy định về mức sàn nên rất nhiều năm qua hầu như các doanh nghiệp đều không thực hiện.
Nay Luật KH-CN 2013 và nghị định hướng dẫn thực hiện luật đang được trình Chính phủ đã có quy định rõ, doanh nghiệp phải trích tối thiểu từ 1% và mức trần là 10% lợi nhuận trước thuế. Sẽ có sự phân loại theo loại hình doanh nghiệp, quy mô thu nhập tính thuế để thực hiện và đây là điều bắt buộc. Thời gian qua, khi nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến nghiên cứu, ứng dụng KH-CN, một số doanh nghiệp lớn đã làm và thành công.
Luật KH-CN 2013 sẽ bắt buộc các doanh nghiệp Nhà nước, các tổng công ty 90-91 phải trích lợi nhuận trước thuế thành lập Quỹ phát triển KH-CN, còn các thành phần kinh tế khác thì được khuyến khích áp dụng. Làm sao để ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhà nước thực sự phát triển mạnh, bền vững nhờ đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới, áp dụng KH-CN.
Bình luận